Tìm Sách

Kinh Tạng >> Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Đoàn Trung Còn
  • Ngôn ngữ : Hoa _Việt
  • Số trang : 80
  • Nhà xuất bản : Phật Học Thư Xã
  • Năm xuất bản : 1973
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 1210000009862
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

QUÁN VÔ-LUỢNG-THỌ  PHẬT KINH

ĐOÀN TRUNG CÒN dịch

PHẬT HỌC THƠ XÃ ấn tống

BÀI TỰA

Quyển “ QUÁN VÔ LỰƠNG THỌ PHẬT KINH” này cùng hai quyển” A DI ĐÀ KINH” và “VÔ LƯỌNG THỌ KINH” là ba bổn kinh căn bản của Tịnh độ tông, cả ba đều chuyên dạy Pháp môn Tịnh độ rất chu đáo, chí lý.

Pháp môn ấy khuyên dạy con ngưòi nên quán tưỏng Đức Phật A-di-đà, trị niệm danh hiệu ngài để cầu vãng sanh  về Thế giới Cực lạc của Ngài.Về được nơi ấy rồi, thoát khỏi các nỗi ưu bi, khổ não, hoạn nạn, đau đớn mà chúng ta hằng vưóng lấy ở thế gian này.

Pháp môn ấy chẳng buộc phải xuất gia giữ 250 giới của ông sư, 348 giới của bà sư, chẳng ép phải ăn chay trưòng, chịu các điều khổ hạnh. Mà ngưòi tại gia giữ Ngũ giới, kẻ ăn chay có kỳ hạn cũng tu học và vãng sanh được. Miễn ai chơn thật, tuỳ theo bề thế của mình mà tu học, đem lòng tin đối với Phật, nguyện sanh mà về với cõi Cực lạc, thì chừng lâm chung, được Phật rước về cõi ấy chẳng sai.

Quyền “QUÁN VÔ-LƯỢNG THỌ PHẬT KINH”này giải rộng ý nghĩa cốt yếu ấy. Quyển kinh này kêu trọn chữ là: QUÁN CỰC LẠC QUỐC ĐỘ VÔ  LƯỌNG THỌ PHẬT, QUAN THẾ ÂM BỒ-TÁT, ĐẠI THẾ CHÍ BỒ-TÁT KINH”, tức là kinh này dạy  các phép màu quán tưỏng để thấy thân thiệt của Đức Phật A-di-đà bên cõi Cực lạc với hai vị Bồ-tát lần theo Ngài là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.

Các phép quán tưỏng ấy là 16 phép , do Phật Thích Ca truyền cho ngài A-nan và bà Thái hậu Vi-đề-hy. Vì vậy các nhà đạo đức ưa gọi kinh này là “THẬP LỤC QUÁN KINH”.

Chư tu hành sẽ đọc qua quyển sách này, ai dũng mãnh tinh tấn, có chí kiên nhẫn, sẽ lần lựot thực hành cho có công hiệu đủ 16 phép, ắt sẽ đựoc vãng sanh về cõi Tịnh độ, dự hàng Thưọng phẩm thưọng sanh. Còn những ai quán tưỏng được năm ba phép cũng sẽ đựoc công đức rất lớn, thế nào cũng đựoc dự vào một trong chín phẩm vãng sanh hoặc là quý vị đọc qua cho hiểu, cho biết, rồi thưòng nên trì tụng, dẫu chẳng quán tưỏng đuợc , chớ cũng nên thưòng nhgày niệm Phật, nhớ Phật , nguyện sanh về cõi tịnh độ, thì lúc lâm chung thế nào cũng sẽ mãn nguyện.

luật NHƠN QUẢ là luật bao quát tất cả chúng sanh ở các cõi trong Phật-giới. Chiếu theo luật ấy, ai làm ác sẽ bị hại, ai làm lành sẽ hưỏng phứoc, cố nhiên ai tu Phật, niệm Phật sẽ đuợc về cảnh Phật, và sau rốt đựoc thành Phật.

Đức Phật Thế Tôn đã từng nói con ngưòi ở cõi Ta-bà này rất khó tu hành, niệm Phật, vì ở đây có đủ các mối truợc , ác. Nhưng mà chính ở cõi này, những ai khởi lòng tâm lành, tu lành, niệm Phật, thì công đức rất lớn! Lớn hơn ở cõi Tịnh độ nhiều, là vì ở chỗ truợc ác, khó tu niệm, mà tu niệm đuợc, cho nên công đức mới lớn. Nhờ đó mình vãng sanh về cõi Tịnh độmà tu hành thêm cho đến ngày thành Chánh quả.

Ngài lại có phán rằng: Vì dầu kẻ có phạm đủ các điều tà ác, ngỗ nghịch, trọn đời cứ phóng túng chơi bời, theo bọn độc dữ  mà giết ngưòi hại vật, chính mình chẳng từng biết làm một điều lành, nhưng lúc lâm chung nhờ có bạn tốt khuyên dạy niệm Phật, vừa niệm chẳng ra tiếng (vì kiệt sức), đâu đuợc 10 lẩn thì đựoc vãng sanh!

Xem ra, đức Phật thật là thần thông, quảng đại, hỷ xả, từ bi.

Nay, chúng ta nhờ xem kinh điển hoặc nhờ thầy hiểu bạn tốt chỉ giáo mà tỉnh ngộ, hãy còn kịp thì giờ. Vậy cùng nhau ta nên tưỏng Phật, nguyện sanh về cõi Phật, thế nào Phật lại bỏ ta sao?

vậy quý ngài nên an tâm, đừng có kể cho mình là kẻ tội lỗi, đáng bỏ, đâu còn mong dự vào chín phẩm đài vàng! Ở cõi này ai mà chẳng tội lỗi? Có ai dám bảo mình là trọn lành? Mà quý ngài nên tỉnh táo đi, nên để hy vọng mình vào Phật, thường niệm 6 chữ “ NAM MÔ A-DI-ĐÀ-PHẬT” thì Đức Phật sẵn chờ rước quý ngài vậy.

NAY KÍNH TỰA

ĐOÀN TRUNG CÒN

Cuối thu 1. 1947

Phật lịch 2.510

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Trung Bộ tập 2
Kinh Trung Bộ tập 2
Kinh Tạp A Hàm tập 1
Kinh Tạp A Hàm tập 1
Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 1
Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 1
Kinh Trung A Hàm tập 1
Kinh Trung A Hàm tập 1
Kinh Tăng Chi Bộ tập 1
Kinh Tăng Chi Bộ tập 1
Kinh Trung Bộ tập 1
Kinh Trung Bộ tập 1
Kinh Tương Ưng bộ tập 1
Kinh Tương Ưng bộ tập 1
Kinh Tiểu Bộ tập 1
Kinh Tiểu Bộ tập 1
Kinh Trường Bộ tập 1
Kinh Trường Bộ tập 1
Kinh Trường A Hàm tập 2
Kinh Trường A Hàm tập 2
Kinh Trường A Hàm tập1
Kinh Trường A Hàm tập1
Đại tạng kinh Việt Nam-Nam Truyền- Kinh Trung Bộ tập 2
Đại tạng kinh Việt Nam-Nam Truyền- Kinh Trung Bộ tập 2