Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Lịch sử Triết Học Tây Phương


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử Triết Học Tây Phương
  • Tác giả : Lê Tôn Nghiêm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 283
  • Nhà xuất bản : TP. Hồ Chí Minh
  • Năm xuất bản : 2001
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 1201000007096
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG  TẬP I

LÊ TÔN NGHIÊM (263 trang)

Bộ 3 tập

NXB TP. HCM

LỜI GIỚI THIỆU

Chúng ta đang sống trong thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, những thay đổi đụng chạm đến mọi lĩnh vực đời sống con người cũng như quan hệ giữa con người với tự nhiên.Những thay đổi dồn dập và lớn lao đó tạo ra ấn tưọng là dường như những gì đang và sẽ xảy ra đã vượt ra ngoài khả năng lý giải, kiểm soát và dự báo của con người, ấy mà khả năng đó ngày càng cao hơn bao giờ hết, lại vô cùng cần thiết.

lịch sử chẳng qua là lịch sử hoạt động của con người. Theo tiến trình phát triển con người làm ra lịch sử ngay càng  mang tính tự giác hơn. Muốn có tính tự giác cao thì phải có tư duy lý luận. tư duy lý luận không phải là năng lực bẩm sinh nhưng vẫn có ở mọi người dưới dạng khả năng và để khả năng đó trở thành năng lực thực sự thì phải học tập và rèn luyện. Cách học tập tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực tư duy lý luận, theo chỉ dẫn của F. Enghen, là nghiên cứu lịch sử triết học.

Trên con đường đi tìm chân lý, hành trình triết học là nỗ lực khám phá. Đó không phải là con đường bằng phẳng. Dù sao con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. lịch sử triết học là lịch sử hiện thực của nhân loại  trên những chặng đường cụ thể, được thể hiện dưói dạng tư tưởng tinh hoa. C. Marx viết: các nhà triết học không xuất hiện như nấm mọc trên đất, họ là sản phẩm trên thời đại mình, dân tộc mình, mà dòng nhựa tinh túy, quý giá và thanh khiết  kết tinh lại ở các tư tưởng. Tư luận điểm của C. Marx, chúng ta có thể nói rằng, do đó, không thể hiểu một thời đại, một dân tộc nào mà không tìm hiểu triết học cùa thời đại, của dân tộc ấy.

Mỗi học thuyết triết học không chỉ mang đậm nét  bản sắc văn hóa  và phong cách tư duy của dân tộc mà được  xem là tài sản chung của nhân loại. Đã qua rồi cái thời các dân tộc sống  cô lập, tách biệt với nhau, phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây. Nghiên cứu lịch sử triết học phương Tây, chúng ta sẽ khám phá, hội ngộ với nửa bên kia của chính mình.

Bộ sách Lịch sử triết học Tây Phương của Lê Tôn Nghiêm là công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc, cung cấp cho chúng ta nguồn  tư liệu phong phú, đáng tin cậy và những  ý kiến luận giải, đánh giá sâu sắc, công minh. Đương nhiên, do hoàn cảnh và điều kiện, tác giả còn bộc lộ nhìều hạn chế, kể cả những yếu kém cơ bản về những nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học. Song với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu để tìm hiểu triết học, mà ở nước ta hiện nay nguồn tài liệu này còn ít, đáp ứng nhu cầu ngày càng có nhiều người tìm đến với triết học, thiết nghĩ việc xuất bản bộ sách này là cần thiết và bổ ích.

Lê Tôn Nghiêm nguyên là giảng viên Ban Triết, đại học Văn Khoa Saigon, sau đó tiếp tục làm giảng viên Đại học Tổng hợp TP. HCM. Những ngày đầu sau  ngày Giải phóng, ông hồ hởi khoe với chúng tôi cuốn sách ông mới có trong tay: tác phẩm Chủ Nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của V.I. Lênin. Tôi nhớ mãi ánh mắt bừng sáng như  một khám phá mới mẻ của ông hôm ấy và viết những dòng này với tình cảm trân trọng  tưởng nhớ một con người miệt mài tìm kiếm những giá trị và chân lý trong dòng lịch sử triết học.

Nguyễn Quang Điền

Tiến sĩ Triết học

Phó hiệu trưởng

Trường Đại học Quốc Gia TP. HCM

 

MỤC LỤC

Chú dẫn cuqả nhà xuất bản

lời giới thiệu

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : VŨ TRỤ LUẬN THEO NGUYÊN CHẤT  SƠ BẢN –         

                      TRƯỜNG PHÁI MILET

CHƯƠNG II: TRƯỜNG PHÁI PYTHAGORE

CHƯƠNG III:  HÉRACLITE VƠI PARMÉNIDE VÀ TRƯỜNG PHÁI

                      ÉLÉE

CHƯƠNG IV:  VŨ TRỤ LUẬN CĂN CỨ TRÊN NHỮNG HÀNH CHẤT

                         SƠ BẢN

CHƯƠNG V:  TRƯỜNG PHÁI NGỤY LUẬN

 

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG Tập 2

MỤC LỤC

Chưong I  : TRIẾT HỌC HI LẠP

PLATON VỚI TRUYỀN THỐNG

PLATON

Tiều sử

Các trước tác

·        Chính văn và mạo văn

·        Phưong pháp ntrình bày tư tưởng Platon

A.       Tri thức luận

a.      Tri thức không phải là  một tác động cảm giác

b.     Tri thức không phải là một ý kiến

c.      Tri thức không phải là một ý kiến đúng có kiểm chứng

d.     Tri thức phải căn cứ trên thực tại hay hữu thể là cái gì luôn luôn trường tồn

B.        Học thuýêt những lý tưởng hay biện chứng pháp

a.      Bàn chất của những lý tưởng theo nguyên ngữ

b.     Biện chứng pháp và những lý tưởng

c.      Bản chất của những lý tưởng theo nội dung

d.     Liên quan giữa duy thức  và duy niệm trong học thuýêt những lý tưởng

e.      Chung quanh giai đoạn khủng hoảng

C.        Thiên nhiên hay Vật lý học

a.      Lý thuyết vũ trụ

b.     Lý thuyết linh hồn

c.      Lý thuyết về thần

D.       Luân lý và Chính trị học

a.      Quan điểm tiêu cực về luân lý

b.     Công chính và xã hội

c.      tổ chức cộng đồng trong quyển République

d.     Sự sa đọa của cộng đồng lý tưởng

ARISTOTE

A.       Tri thức và khoa học

a.      Phê bình học thuyết lý tưởng của Platon

b.     Bản chất và nguồn gốc tri thức

c.      Luận lý học

 

B.        Thiên nhiên hay Vật lý học

a.      Thiên  nhiên tính

b.     Ba nguyên lý: thể chất, khiếm khuyết và mô thức

c.      Bốn nguyên nhân

d.     Sự biến thái hay di dịch

e.      Những vấn đề liên quan đến sự nghiên cứu sự biến thái

f.       đệ nhất động cơ

g.     Thiên văn học

C.        Sinh vật học

a.      Cây thang sinh vật

b.     Sự truyền sinh

D.       Tâm lý học

a.      Định nghĩa hay sự liên quan giữa hồn và xác

b.     Những chức vụ của linh hồn

E.        Siêu hình học hay đệ nhất triết học

a.      Vấn đề hữu thế

b.     Vấn đề bản thể

c.      Vấn đề thần minh

F.         Luân lý và chính trị học

a.      Cá nhân

b.     Cộng đồng hay chính trị học

Chưong II  : TRIẾT HỌC THƯỢNG CỔ SAU ARISTOTE

TRƯỜNG PHÁI KHOÁI CẢM

EPICURE

A.       Trí thức luận

a.      Những cảm giác

b.     Những tiền cảm

c.      Những cảm tính

B.        Thiên nhiên học

C.       Luân lý học

TRƯÒNG PHÁI KHẮC KỶ

A.            Luận lý học

B.            Thiên nhiên học

a.      Lý tính sinh hóa

b.     Lửa sáng tạo

c.      Lý tính đại đồng

d.     Vạn vật đồng hòa hiệp

e.      Định mệnh

f.       Thiên hựu

g.     Bói tóan

 

 

 

 

a.      Khuynh hướng

b.     Định luật thiên nhiên và lý tưởng nhân bản

c.      Cái thiện tối cao và nhân đức

TRƯÒNG PHÁI HOÀI NGHI

A.     Hàn Lâm viện trung cổ

a.      Arcécilas

b.     Carnéade

B.     Hoài nghi thuyết cảu Pyrrhon d`Elis

TRƯỜNG PHÁI PLATON MỚI

A.         Giai đoạn chuẩn bị cho trường phái Platon mới

a.      Khuynh hướng Pythagore mới

b.     Philon d` Alexandre

c.      Plutarque de Chéronée

B.          Các triết gia trường phái Platom mới

PLOTIN

C.         Học thuyết Plotin

a.       Trong nguyên tắc

b.      Ba trình độ hữu thể : sự diễn xuất

D.         Những triết gia trường phái Platon mới về cuối

a.      Porphyre

b.     Jambilique

c.      Proclus

 

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG  TẬP III

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC CÁC GIÁO PHỤ

THỜI KỲ PHÔI THAI

AUGUSTIN

Tiểu sử

Các trước tác

Học thuyết Augustin

a.      Từ Cuộc sống phóng đảng và triết lý đến Ky tô giáo

b.     Lý tính và tín ngưỡng

c.      Thiên cúa và Christ

d.     Con người và tự do

BOÈCE

Tiểu dử

Các trước tác

Tinh thần triết lý của Boèce

DENYS L` ARÉOPAAGITE

a.       Con đường tiêu cực tíên tới Thiên Chúa

b.      Thiên Chúa và Vũ Trụ

c.       Đẳng cấp trong vũ trụ

d.      Vũ trụ “hồi phục” về Thiên Chúa

CHƯƠNG II: TRIẾT HỌC KINH VIỆN

KINH VIỆN PHÔI THAI

SCOT ÉRIGÈNE

a.       Triết học và thần học

b.      Công việc phân chia thiên nhiên

ANSELME DE CANTORBÉRY

a.      Đức tin và lý trí

b.     Chứng lý hữu thể luận và sự hiện hữu của Thiên Chúa

c.      Thần học của St. Anselme

d.     Phương pháp

e.      Thiên Chúa như cái thiện cao cả tuyệt đối nhất

DUY DANH VỚI DUY THỨC

DUY DANH: ROSCELIN

DUY THỰC: ST. ANSELME VÀ GUILLAUME DE CHAMPEAX

DUY KHÁI NIỆM: PIERRE ABÉLARD

a.       Luân lý học và tri thức luận

b.      Thần hhọc tự nhiên

c.       Luận lý

TRƯỜNG PHÁI CHARTRES

TRƯỜNG PHÁI HUYỀN HỌC

KINH VIỆN HỌC CỰC THỊNH

ẢNH HƯỞNG SƠ KHỞI CỦA TRIẾT HỌC ARISTOTE

ẢNH HƯỞNG QUYẾT LIỆT CỦA TRIẾT HỌC ARISTOTE

ALBERT  LE GRAND

a.       Khoa học

b.      Triết học

c.       Nền tảng hữu thể

d.      Phổ biến niệm

e.       bản thể của linh hồn

THOMAS D`AQUIN

a.       Lập trường lý thuyết nói chung

b.      Đức tin và tri thức suy lý

c.       Tri thức luận

d.      Siêu hình học và hữu thể  đích thực

e.       Lý thuyết hữu thể học cổ điển

f.        Lý thuyết hữu thể của Thomas d`Aquin

g.       Thiên Chúa - một hiện hữu  tối cao hay tác động thuần túy

h.      Những đặc tính của hữu thể

i.         Những nguyên tắc của hữu thể

KINH VIỆN SUY TÀN

ROGER BACON

Lý thuyết

DUNS SCOTUS

a.       Tri thức và đức tin

b.      Ưu thế của ý chí

c.       Ý niệm cá tính

d.      Tác động tri thức

e.       Nhất nghĩa tính với ý niệm hữu thể

f.        Giống nhau và khác nhau

GUILLAUME D`OCCAM

Tiểu sử

Các trước tác

A.     Lý thuyết, Tri thức

B.     Luận lý

C.     Siêu hình thần học

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền nam1963-2013
50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền nam1963-2013
Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Tra Am và sư Viên Thành
Tra Am và sư Viên Thành
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Thiền Sư Tăng Hội
Thiền Sư Tăng Hội
Trí Đức Văn Lục
Trí Đức Văn Lục
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Việt Nam
Truyện vua A Dục
Truyện vua A Dục
Triệu Châu Ngữ Lục
Triệu Châu Ngữ Lục
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông