NGỮ PHÁP HÁN VĂN
THÍCH NỮ NHƯ LỘC biên soạn
THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HCM ẤN HÀNH
PL 2535 -1992
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian tu học tại Phật học viện Từ Nghiêm, cảm thông với những nỗi khó khăn vất vả của các bạn đồng học về ngữ pháp, văn pháp trong sự việc học kinh luật luận bằng chữ Hán, tôi đã không ngại, đem sự hiểu biết hẹp hòi của mình mạo muội biên soạn quyền “NGỮ PHÁP HÁN VĂN” này, với hy vọng nó sẽ là người bạn thân thiết, là kim chỉ nam cho người mới học.
Sách này tôi đã biên soạn xong vào năm 1982, mặc dù biết nó chưa có đủ tài liệu để bổ khuyết. Sau 4 năm học tại trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam cơ sở II, thu thập được một số tài liệu, với sự khích lệ của một số đồng phạm hạnh, tôi biên soạn lại lần II vào năm 1987, nhưng tôi vẫn chưa mãn nguyện. Đầu năm 1990, tôi biên soạn lần III theo yêu cầu phù hợp với trình độ học từ thấp đến cao của các Tăng Ni sinh. Mục đích của quyển sách này là muốn giúp cho những người đã biết ít nhiều về Hán Văn rồi, nhưng vẫn còn bở ngỡ vụng về khi dịch sang Việt Văn. Cho nên tôi lược bớt phần cách thức viết chữ Hán, việc khảo sát 214 bộ từ nét đơn cho đến nét phức, mà chỉ chú trọng về ngữ pháp và văn pháp, nhất là bài tập ứng dụng này để trích dẫn rải rác từ kinh luật luận để thực hành về hành văn đã học ở phần lý thuyết. Tôi hiểu là có phân tích nhiều mới nhớ, có tập dịch nhiều mới củng cố lý thuyết, vì kết cấu trong câu Hán ngữ rất phức tạp đặc biệt hoạt động của hư tự. Chúng luôn luôn thay đổi vai trò và nhiệm vụ tùy theo vị trí trong một câu văn. Sự biến dụng linh động này khiến cho một chữ lúc là danh từ, lúc là động từ, lúc là trạng từ..với những ý nghĩa khác nhau, đôi khi trong một câu, một chữ có thể mang hai nhiệm vụ một lúc.
Trong khi làm công việc quá sức này, tất nhiên không làm sao tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, ngưỡng mong những bậc cao minh hoan hỉ chỉ giáo, tôi rất cảm kích.
Khi biên soạn sách này
Nguyện cầu cho người học
Đối với rừng kinh tạng
Dịch thông được tất cả
Kính đề
Thích nữ NHƯ LỘC
MỤC LỤC
Lời nói đẩu
Bài :
1. Lục thư
2. Danh từ
3. Gia từ
4. Phó danh từ
5. Danh từ tiếp theo
6. Hư tự
7. Hư tự ( Tiếp theo )
8. Danh từ tiếp theo
9. Đại danh từ
10. Chỉ thị đại danh từ
11. Hư tự
12. Chỉ thị đại danh từ
13. Hư tự
14. Nghi vấn đại danh từ
15. Hư tự
16. Nghi vấn đại danh từ
17. Đại danh từ tiếp theo
18. Động từ
19. Động từ
20. Động từ tiếp theo
21. Động từ tiếp theo
22. Liên động thức và kiêm ngữ thức
23. Động từ tiếp theo
24. Bị động cú
25. Mệnh lệnh cách và câu phán đoán
26. Hư tự
27. Động từ tiếp theo
28. Hình dung từ
29. Tính thái hình dung từ
30. Số lượng hính dung từ
31. Số lượng hình dung từ
32. Sở hữu hình dung từ
33. Chỉ thị hình dung từ
34. Nghi vấn hình dung từ
35. Hư tự
36. Văn pháp
37. Văn pháp tiếp theo
38. Phó từ
39. Phó từ tiếp theo
40. Giới từ
41. Hư tự
42. Liên từ tiếp theo
43. Liên từ tiếp theo
44. Trợ từ
45. Trợ từ tiếp theo
46. Thán từ
47. Tư và từ
48. Ngữ
49. Ngữ tiếp theo
50. Câu
51. Câu tiếp theo
52. Thể văn bạch thoại
53. Hình dung từ
54. Mạo từ
55. Phó từ
56. Liên từ
57. Trợ từ
58. Văn cú