Tìm Sách

Ngôn Ngữ >> Lược sử ngôn ngữ học Tập I


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lược sử ngôn ngữ học Tập I
  • Tác giả : Nguyễn Kim Thản
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 537
  • Nhà xuất bản : Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp
  • Năm xuất bản : 1984
  • Phân loại : Ngôn Ngữ
  • MCB : 1201000006520
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LƯỢC SỬ NGÔN NGỮ HỌC- TẬP I

NGUYỄN KIM THẢN (537 trang)

NXB ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU

Nền tảng của cuốn Lược sử ngôn ngữ học này là những bài giảng cho nghiên cứu và trợ lý nghiên cứu viên và trợ lý nghiên cứu của Viện ngôn ngữ học mà chúng tôi đã trình bày  từ năm 1965 và mấy năm tiếp theo. Khi đó, trong hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ, cơ quan phải sơ tán về miền nông thôn, do tài liệu tham khảo còn nghèo nàn, cho nên bài giảng còn đơn giản, chúng tôi đã bổ sung dần trong những năm qua, song đến nay chỉ dám gọi là “Lược sử ngôn ngữ học” và hy vọng rằng có thể bổ sung thêm nữa.

Do tư liệu gốc dùng trong việc nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ học, ở nước ta còn quá thiếu thốn, chúng tôi chỉ còn có thể dựa vào tư liệu gián tiếp do các tác giả nước ngoài giới thiệu, trích dẫn hay trích dịch. Vì lý do kỹ thuật, chúng tôi không thể nhất nhất ghi chú xuất xứ mà chỉ làm việc đó ở những chỗ hết sức cần thiết.

Ngôn ngữ học từ đầu thế kỷ XX đã bước những bước khổng lồ về số lượng lý thuyết, phương pháp cũng như về số lượng người nghiên cứu công trình đã xuất bản…các cuốn lịch sử  ngôn ngữ học mới ra đời ở nước ngoài đều nói rất ít đến giai đoạn này. Vì thế, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn hơn, và có những cố gắng của chúng tôi trong khi trình bày lý thuyết, phương pháp, trường phái…của giai đoạn này chỉ mang tính chất phác thảo ban đầu.

Trong những năm thang1 đầy khó khăn trong công việc nghiên cứu của chúng tôi vừa qua, sở dĩ chúng tôi hoàn thành được công trình này, một phần rất quan trọng  là nhờ sự tin cậy, giúp đỡ, khuyến khích của những người bạn chân tình: các đồng chí Lương Văn Đang, Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh trong việc biên tập, các đống chí Lại Cao Nguyện, Đài Xuân Ninh, Nguyễn Cao Đàm trong việc đọc và góp ý kiến cho bản thảo, các đồng chí A.N. Barinova – Sitnicova, I.I Glebova, Nguyễn văn Tu, Trương Đông San…trong việc gửi cho những tài liệu tham khảo, v.v..Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các bạn.

Đây là lần đầu tiên, một quyển lược sử ngôn ngữ học in ra ở nước ta. Biết rằng vốn hiểu biết của mình còn nông cạn, chúng tôi mong mỏi bạn đọc góp cho những ý kiến xây dựng.

                                                                            Hà Nội 6-7-1980

                                                                                      N.K.T

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Mở đầu

Phần một

CÁC DÒNG NGÔN NGỮ HỌC TRUYỀN THỐNG

Chương một

DÒNG ẤN ĐỘ

Vài nét về ngôn ngữ, lịch sử, chữ viết ở Ấn Độ cổ đại

Quan niệm về ngôn ngữ của người Ấn Độ cổ đại

Việc nghiên cứu các kinh Veda và việc nghiên cứu ngữ pháp

Tác phẩm của Yaska

Ngữ pháp của Panini

Ngữ pháp học sau Panini

Chương hai

DÒNG TRUNG QUỐC

Vài nét về lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết ở Trung Quốc

Thảo luận về một số vấn đề triết học ngôn ngữ, vấn đề danh và thực

Huấn hỗ học và tự thư học

Âm vận học

Chương ba

DÒNG HY LẠP – RÔ MA (I)

A.       Dòng Hy lạp

Vài nét về lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết hi lạp cổ đại

Sự quan tâm đến ngôn ngữ ở các nhà văn, nhà triết học cổ đại

Heraclit và Pacmenide

Trường phái Xtoich

Cuộc tranh luận giữa phái “bất thường” và phái “loại suy”

Trường phái Alechxandri

Tác phẩm”Nghệ thuật ngữ pháp” của Dionixuxo ở Thaxo

                                           Chương bốn

DÒNG HY LẠP – ROMA (II)

B.      Dòng Roma

Vài nét về lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết ở Roma cổ đại

Ngữ văn học thời kỳ đầu tiên ở Roma cổ đại

Varo và tác phẩm “Về tiếng Latin”Việc chuẩn hóa tiếng Latin

Việc nghiên cứu tiếng Latin thời đế chế

Chương năm

 CÁC DÒNG KHÁC

A.               Dòng Ai Cập

Vài nét về lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết Ai cập cổ đại

Quan niệm của người Ai cập cổ về ngôn ngữ

Những việc làm thực tiễn

B.               Dòng Lương Hà

Vài nét về lịch sử và ngôn ngữ, chữ viêt vùng Lưỡng Hà

Việc giảng dạy ngôn ngữ, chữ viết ở Babylon

C.               Dòng A Rập

Vài nét về lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết Arập

Ngữ pháp học Arập

Ngữ âm Arập

Từ vựng học và tự điển học Arập

Phần hai

NGÔN NGỮ CHÂU ÂU TỪ THẾ KỶ V - THẾ KỶ XVIII

Chương sáu

NGÔN NGỮ HỌC TRUNG ĐẠI (THẾ KỶ V-XIV)

Bảy môn “nghệ thuật tự do”

Từ điển học và từ nguyên học

Ngữ pháp học

Ngữ pháp tư biện

Vấn đề các “phổ niệm” ngữ pháp

Chương bảy

NGÔN NGỮ HỌC THỜI PHỤC HƯNG (THẾ KỶ XV-XVI)

Thời kỳ phục hưng và mấy vấn đề ngôn ngữ học

Việc bảo vệ các ngôn ngữ dân tộc Italia, Pháp, Nga

Việc nghiên cứu các ngôn ngữ châu Âu

Việc nghiên cứu các ngôn ngữ phương Đông

Việc so sánh các kinh điển với các tiếng Tây Âu

Vấn đề nguồn gốc các ngôn ngữ

Về lý luận ngôn ngữ học

Chương tám

NGỮ HỌC DUY LÝ VÀ VẤN ĐỀ KHÁC TRONG NGÔN NGỮ HỌC THẾ KỶ XVII

Vài nét về tình hình chính trị - xã hội, khoa học trước và sau cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Chủ nghĩa kinh nghiệm của F.Baycon

Rone Decac và học thuyết của ông

Laibnit và những tư tưởng về một ngôn ngữ kỳ hiệu phổ quát

Chương chín

NGÔN NGỮ HỌC THẾ KỶ XVIII - BƯỚC CHUẨN BỊ QUAN TRỌNG CHO NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH

Vài nét về tình hình chính trị - xã hội khoa học thế kỷ XVIII

Ảnh hưởng của ngữ pháp Po-Roayan

Congdiac và những người cùng khuynh hướng với ông

Didoro và nhóm “Bách khoa”

Việc so sánh các ngôn ngữ

G.Vico

Phần  ba

NGÔN NGỮ HỌC THẾ KỶ XIX

Chương mười

NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA NGÔN NGỮ HỌC THẾ KỶ XIX

Vài nét về tình hình chính trị - xã hội tư tưởng, khoa học

Những bước sửa soạn cho ngữ pháp so sánh – lịch sử

Việc so sánh với tiếng Xanxkrit

F.Sleghen

Chương mười một

NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - LỊCH SỬ

Các giai đoạn của ngôn ngữ học so sánh - lịch sử

Sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh – lịch sử

Sự phát triển của ngôn ngữ học so sánh - lịch sử

Những người áp dụng phương pháp so sánh - lịch sử trong địa hạt các ngôn ngữ Latin, Roman, Xlavơ, Xentơ…

 

Chương mười hai

NGÔN NGỮ HỌC LÝ THUYẾT

Khuynh hướng lãng mạng chủ nghĩa

Lý thuyết của V.Humbon

Khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa

H.Staintan và Laxaruxơ

V.Vunto

H.A.Potebnja

 

 

Chương mười ba

KHUYNH HƯỚNG “NGỮ PHÁP THỂ” VÀ VIỆC PHÊ PHÁN KHUYNH HƯỚNG NÀY

Trường phái Laixich

Trường phái Moskva

Trường phái Kazan

Việc phê phán  khuynh hướng “ngữ pháp trẻ”

 

Chương mười bốn

MẤY QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ CỦA MAC, ANGGHEN VÀ LENIN

Mac và Angghen - những người sáng lập chủ nghĩa Mac

Nguồn gốc của ngôn ngữ

Bản chất xã hội của ngôn ngữ

Ngôn ngữ và tư duy

Mấy vấn đề phương pháp luận

Tác phẩm “Phương ngôn Franken”

Ý kiến của Lenin về chức năng của ngôn ngữ, ngôn ngữ và tư duy

Chính sách ngôn ngữ của Lenin

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Các sách khác thuộc Ngôn Ngữ

Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngữ Pháp tiếng Pali
Ngữ Pháp tiếng Pali
Văn phạm Pali
Văn phạm Pali
Giáo trình Pali (trọn bộ)
Giáo trình Pali (trọn bộ)
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại I
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại I
Buddhism Through English Reading
Buddhism Through English Reading
Phạn ngữ hàm thụ
Phạn ngữ hàm thụ
Thông dụng thành ngữ cố sự
Thông dụng thành ngữ cố sự
Phật Học danh số
Phật Học danh số
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 1
Phật học trung đẳng - tập 1