PHẬT HỌC TRUNG ĐẲNG – (tập 1)
THIỆN NHÂN biên soạn
ĐẠI SƯ THÁI HƯ giám đinh
NGUYỄN KHUÊ dịch
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI NÓI ĐẦU
Sách Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư bằng chữ Hán văn do Cư sĩ Thiện Nhân biên soạn. Đại sư Thái Hư giám định, thường được đem giảng dạy ở các chùa, các trường Phật học, vừa như một giáo trình Phật học, vừa như sách dạy chữ Hán. Trước đây, theo như chúng tôi được biết đã có những bản Việt dịch sau đây hiện đang lưu hành.
Trước hết là bản dịch của Hòa thượng Thích Thành Trụ, bản này được in lại nhiều lần, ấn bản năm 1995 do thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản. Thứ đến là bản dịch của Tỳ-kheo Thích Thiện Thông, Hòa thượng Thích Thiện Siêu đề tựa. 1993 (không ghi nhà xuất bản). Và gần đây, bản dịch của Sư cô Hạnh Minh, NXB. Tôn giáo, 2002.
Gần hai mươi năm nay, chúng tôi đã dùng sách Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư để dạy Hán văn tại một số chùa, tại trường Trung Cấp Phật Học và lớp Cao đẳng Phật học TP. HCM, trường Cao cấp Phật học nay là Học viện Phật giáo Việt nam tại TP. HCM.
Trên sách sơ đẳng nói trên là Trung đẳng Phật học giáo khoa thư, cũng do Cư sĩ Thiện Nhân biên soạn, Đại sư Thái Hư giám định. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có bản Việt dịch nào được chính thức xuất bản. Nhiều Tăng, Ni sinh yêu cầu chúng tôi phiên dịch sách này để có tài liệu học tập, ngõ hầu nâng cao trình độ Hán văn.
Bắt tay vào việc biên dịch, chúng tôi không tìm được bản gốc sách Trung đẳng Phật học giáo khoa thư, mà chỉ có:
Bản photo không có trang ghi nhà xuất bản và năm yin. Bản này chia làm 2 phần: thượng sách gồm 40 bài nói về Phật học sử Ấn Độ và hạ sách cũng có ghi 40 bài nói về Phật học sử Trung Quốc.
Bản in lại của Viên Chiếu tùng thư, Phật lịch 2544 (2000). Bản này chỉ có thượng sách.
Mỗi bài học gồm có: bài chữ Hán, phiên âm quốc ngữ, dịch nghĩa từ và ngữ pháp.
Về định nghĩa: chúng tôi dịch sát nguyên tác để người đcọ tiện đối chiếu câu văn tiếng Việt với câu văn chữ Hán. Ngoài nguyên chú của tác giả, chúng tôi còn soạn them một số chú thích, nếu xét thấy cần thiết, để giúp người đcị hiểu rõ nội dung của bài.
Về nghãi từ: chữ Hán có rất nhiều nghĩa. Chúng tôi chỉ cho nghĩa dùng trong bài và một vài nghĩa thông dụng khác. Nghĩa từ đuợc giải thích bằng chữ Hán để người đọclàm quen với các từ điển và tự điển Trung Quốc, và cũng được phiên âm, dịch ra tiếng Việt.
Về ngữ pháp: Mỗi bài Hán văn trong sách này có nhiểu vấn đề ngữ pháp cần giảng giải, phân tích, nhưng không thể đề cập cùng một lúc, bởi lẻ như thế sẽ cho phần ngữ pháp trở nên rườm rà và quá dài. Ở mỗi bài, chúng tôi chỉ chọn vài ba vấn đề để giải thích; những vấn đề còn lại lần lượt được đề cập ở các bài sau.
Kinh nghiệm giảng dạy cho chúng tôi biết nhiều người học chữ Hán đã lâu, nhưng bị mất văn bản về ngữ pháp, vì vậy, chúng tôi không ngại đề cập đến vấn đề rất sơ đẳng. Mặt khác cách này cũng nhắm vào những người tự học, nên chúng tôi cố gắng giải thích càng rõ ràng càng dễ hiểu càng tốt. Những vấn đề ngữ pháp được phân bố đều cho bài học sao cho có tính hệ thống và hoàn chỉnh.
Chắc hẳn sách này không tránh khỏi những điều bất cập. Rất mong được các bậc tôn túc lượng thứ và chỉ giáo.
Tết Trung Thu năm Ât Dậu (2005)
NGUYỄN KHUÊ
MỤC LỤC
TRUNG ĐẲNG PHẬT HỌC GIÁO KHOA THƯ
ĐỆ NHỊ BIÊN; PHẬT HỌC SỬ – THƯỢNG SÁCH
Lời nói đầu