NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LỜI GIỚI THIỆU
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng Một Trăm năm Đại học Đông Dương - tiền thân của ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. Sáu mươi năm Đại học Văn Khoa, năm mươi năm Đại học Tổng hợp Hà Nội, và năm mươi năm Ngành Ngôn ngữ học, Khoa ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI tổ chức xuất bản tập chuyên khảo NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC. Tập chuyên khảo này cũng là những bài viết để chúc mừng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn – nhà Ngôn ngữ học của khoa được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ - ở vào tuổi 80, tuổi “xưa nay hiếm”.
Tập chuyên khảo này chỉ bao gồm hai mươi mốt bài viết trong tổng số bốn mươi mốt bài gởi đến thuộc vào những lãnh vực ngôn ngữ học khác nhau của các nhà giáo và các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ, ở nhiều trường đại học thuộc nhiều vùng khác nhau của đất nước đã và đang công tác, học tập tại khoa ngôn ngữ học trong tập chuyên khảo này. Vì thế, cũng là sự thể hiện thành tựu đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy sau năm mươi năm của Ngành Ngôn Ngữ học, Đại học Tồng hợp Hà Nội, nay là Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
Tuy chỉ với 21 bài viết nhưng nội dung của nó đã phần nào phản ánh được các định hướng nghiên cứu của Khoa Ngôn ngữ học trong 50 năm qua. Đó là những bài viết mang tính Lý luận ngôn ngữ; là những bài viết về những bình diện khác nhau của Tiếng Việt; là những vấn đề ngôn ngữ văn học phục vụ cho việc giảng dạy văn học trong nhà trường; là những vấn đề giáo dục ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ như một ngoại ngữ , là những bình diện khác nhau của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Một bức tranh thu nhỏ ở Đông Nam Á. Từ những định hướng nghiên cứu, giảng dạy đã có này, trong những năm tới , Khoa Ngôn ngữ học sẽ tiếp tục sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hoàn thiện những thế mạnh đã có, chọn lọc và mở rộng thêm những lĩnh vực mới đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và đưa Ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ ngang tầm khu vực.
Để tập chuyên khảo này được xuất bản, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã thành lập hội đồng Đánh giá cấp cơ sở và Hội đồng Đánh giá cấp Đại học Quốc gia cũng đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng. Nhân đây, tôi xin thay mặt cho tác giả bày tỏ sự cám ơn chân thành của chúng tôi đến các thành viên của hai Hội đồng. Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc, Ban Khoa học – Công nghệ Đại học Quốc Gia Hà Nội , Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để tập chuyên khảo này được xuất bản. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thành viên trong việc biên tập của khoa, đứng đầu là GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, đã có công to lớn tập hợp bản thảo cho tập chuyên khảo rất có ý nghĩa.
Với việc xuất bản tập chuyên khảo khoa học lần này, Khoa Ngôn ngữ học chúng tôi mong muốn đây như là một tập chuyên luận mở đầu cho một giai đoạn mới sau 50 năm phát triển của Ngành . Hy vọng hàng năm, Khoa Ngôn ngữ học sẽ tập hợp và xuất bản những tập tiếp theo, phản ánh thành tựu phát triển của đơn vị, qua đó thúc đẩy sự nghiệp đào tạo, giàng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ học của Khoa, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trên những tinh thần đó, tôi xin trân trọng giới thiệu với đông đảo bạn đọc tập chuyên khảo NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC.
Hà Nội , ngày 2 tháng 4 năm 2006
GS.TS TRẦN TRÍ DÕI
Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học
MỤC LỤC
I- LÝ LUẬN
1- Sơ lược về siêu ngôn ngữ tự nhiên chữ nghĩa
2- Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật
3- Cấu trúc vị từ -tham thể và nghĩa miêu tả của câu
II-TIẾNG VIỆT
4- Sơ bộ nhận xét về hệ thống thanh điệu trong phương ngữ Nghệ Tỉnh
5- Một cách hiểu về cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt
6- Hoạt động và ý nghĩa của các tiểu sử biểu nhị tình thái cầu khiến trong câu tiếng
7- Góp thêm ý kiến về ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu dành ngữ: hạt dưa …một hạt dưa
8- Loại từ không chỉ xuất hiện trước các danh từ có biệt loại
9- Thái độ ngôn ngữ trong giao tiếp địa phương ngữ ở Việt Nam
III- NGÔN NGỮ VĂN HỌC
10- Nguyễn Tài Cẩn với việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học
11- Khảo sát các ngôn ngữ Việt có nhóm từ quan hệ thân tộc dùng để biểu thị quan hệ so sánh
12- Góp phần lý giải ảnh hưởng của Truyện Kiều đối với ngôn ngữ văn hóa dân tộc
IV - GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
13- Suy nghĩ về cách thức tổ chức giáo dục song ngữ trong nhà trường thuộc địa bàn ngôn ngữ Tày-Nùng ở Việt Bắc ( Việt Nam)
14- Lỗi loại từ trong tiếng Việt của người nước ngoài
IV- NGOẠI NGỮ
15- Mấy nhận xét vầ cách sử dụng từ vựng của ngôn ngữ luật trong tiếng Anh
16- Thành ngữ biểu thị tình cảm trong tiếng Anh có đối chiếu với tiếng Việt
17- Đi tìm các chuyển dịch thành ngữ tiếng Việt ra tiếng Nga
18- Văn hóa, ngôn ngữ và giảng dạy ngoại ngữ
19- Vế những đơn vị từ vựng được coi là từ láy tư trong tiếng Việt, tiếng Lào,và tiếng Thái Lan
V- NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
21- Tình hình và chính sách xây dựng và phổ cập chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
22- Khảo sát mối quan hệ ngữ pháp-ngữ nghĩa giữa bổ tố với thành tố trung tâm trong ngữ vị từ hành động tiếng Mông Lếnh