Tìm Sách

Văn Hóa Phương Đông >> Đạo của vật lý


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đạo của vật lý
  • Tác giả : Fritjof Capra
  • Dịch giả : Nguyễn Tường Bách
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 431
  • Nhà xuất bản : NXB Trẻ TP/ HCM
  • Năm xuất bản : 2007
  • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông
  • MCB : 12010000008646
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 ĐẠO CỦA VẬT LÝ

MỘT KHÁM PHÁ MỚI VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA VẬT LÝ HIỆN ĐẠI & ĐẠO HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

NGUYỄN TƯỜNG BÁCH Dịch

NXB TRẺ

 

LỜI NÓI ĐẦU

Cách đây năm năm, tôi có một kinh nghiệm tuyệt đẹp, nó đã đưa tôi đến việc viết cuốn sách này. Một buổi chiều hè nọ, ngồi trên bãi biển, nhìn những đợt sóng đến và ảm thấy nhịp điệu của hơi thở mình, bỗng nhiên tôi ý thức toàn bộ vùng chung quanh tôi đang tham gia vào một vũ điệu vĩ đại của vũ trụ. Là một nhà vật lý, tôi biết cát, nước, đá, và không khí quanh mình đều được cấu tạo bằng phân tử và nguyên tử, chúng đang dao động, bản thân chúng được các hạt nhỏ hơn tạo thành, các hạt đó cũng đang tương tác lẫn nhau để sinh ra và hủy diệt các hạt khác. Tôi cũng biết bầu khí quyển địa cầu liên tục bị vô số những tia vũ trụ tràn ngập, chúng là những hạt mang năng lượng lớn đang chịu đủ thứ va chạm khi đi qua khí quyển. Tôi đã biết tất cả mọi thứ đó trong lúc nghiên cứu trong ngành vật lý năng lượng. Nhưng tới giờ tôi chỉ biết chúng thông qua biểu đồ và lý thuyết toán học. Lúc ngồi trên bãi biển, kinh nghiện ngày trước hầu như sống lại; tôi “thấy” năng lượng tràn như thác đổ từ không gian xuống, trong đó bao nhiêu hạt được hình thành, bao nhiêu hạt bị hủy diệt, trong một sức mạnh nhịp nhàng tôi “thấy” nguyên tử của của các nguyên tố và của cả thân tôi tham gia vào trong vũ điệu năng lượng này của vũ trụ; tôi cảm nhận được nhịp điệu của nó và nghe được âm thanh của chúng, và ngay lúc đó tôi biết đó là vũ điệu của Shiva, vị thần nhảy múa được Ấn Độ giáo tôn thờ.

Tôi đã đi suốt một đoạn đường dài học tập trong vật lý lý thuyết và trải qua nhiều năm nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng rất quan tâm đến đạo học phương Đông và đã bắt đầu thấy những tương đồng với vật lý hiện đại. Đặc biệt tôi bị những khía cạnh khác nhau của Thiền tông thu hút mạnh mẽ, nó làm tôi nhớ đến những bí ẩn của lý thuyết lượng tử. Tuy thế, liên hệ hai cái đó lại với nhau trước hết nó là một bài toán thuần túy trí thức. Muốn vượt qua khoảng cách giữa tư duy lý luận phân tích và thực chứng của trí kiến thiền định, trước sau đều rất khó cho tôi.

Cuốn sách này nhắm chung đến người đọc quan tâm đến đạo lý học phương Đông, người đó không nhất thiết phải biết gì về vật lý. Tôi cố gắng trình bày các khái niệm và lý thuyết chính của vật lý hiện đại mà không kèm theo toán học và trong một ngôn ngữ không quá chuyên môn, mặc dù một vài chương có thể khó cho độc giả không chuyên ngành khi đọc lần đầu. Các thuật ngữ tôi dùng đều được định nghĩa khi chúng xuất hiện lần đầu.

Trong số các độc giả, tôi cũng hy vọng tìm được nhiều nhà vật lý có quan tâm đến khía cạnh triết học của ngành vật lý, nhưng chưa có dịp tiếp xúc với các triết học tôn giáo ở phương Đông. Họ sẽ thấy đạo học phương Đông sẽ cung cấp một khung cảnh nhất quán và tuyệt đẹp, nó ăn khớp với những lý thuyết tien1 bộ nhất của chúng ta về thế giới lý tính.

Về nội dung cuốn sách , có thể độc giả sẽ thấy sự trình bày tư tưởng khoa học và đạo học bên nhiều bên ít khác nhau. Xuyên qua cuốn sách, có thể kiến thức của người đọc về vật lý tăng lên liên tục, nhưng sự tiến bộ tương tự về đạo học phương Đông có lẽ sẽ không bao nhiêu. Điều này hình như không tránh khỏi, vì trên tất cả mọi thứ, đạo học là một kinh nghiệm thực chứng, không thể học hỏi từ trong sách vở. Người ta chỉ chứng  nghiệm một tri kiến sâu xa về một truyền thống đạo học khi ta tinh tấn tu dưỡng trong đó. Điều mà tôi mong muốn làm được là cho thấy rằng một sự quyết tâm tinh tấn như thế sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

Khi viết cuốn sách này, bản thân sự hiểu biết của tôi về tư tưởng phương Đông cũng được đào sâu đáng kể. Được như thế, tôi rất mang ơn hai vị đến từ phương Đông. Tôi cảm tạ sâu xa Phiroz Mehta, người đã mở mắt cho tôi thấy nhiều khía cạnh của đạo học Ấn Độ, và với thầy dạy Thái Cực của tôi là Liu Hsiu Chi`i đã đưa tôi vào Lão giáo.

Không thể kể hết nơi đây tên của từng người- khoa học, nghệ sĩ, sinh viên, và bè bạn – đã giúp cho  phát biểu ý niệm của mình trong các cuộc hội thảo luạn đầy gợi hứng. Thế nhưng, tôi thấy phải có những lời cảm tạ đặc biệt đến Graham Alexander, Zohathan Ashmore, Stratford Caldecott, Lyn Gamble, Sonia Newby, Ray Rivers, Zoel Scherk, George Sudarhan, và – không kém quan trọng – Ryan Thomas.

Cuối cùng tôi cảm thấy nặng nợ với bà Pauly Bauer-Ynnhof tại Vienna vì sự hỗ trợ tài chánh  hào phóng của bà tại thời điểm mà người ta cần đến nhất.

London, tháng 12. 1974

FRITZOF CAPRA

 

MỤC LỤC

Lời người dịch

Lời nói đầu

I. CON ĐƯỜNG CỦA VẬT LÝ HỌC

1-    Vật lý học hiện đại – một “tâm đạo”

2-    Biết và thấy

3-    Bên kia ngôn ngữ

4-    Nền vật lý mới

II.  CON ĐƯỜNG ĐẠO HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

5-     Ấn Độ giáo

6-     Phật giáo

7-     Tư tưởng Trung Quốc

8-     Lão giáo

9-     Thiền tông

III. CÁC TƯƠNG ĐỒNG

10-    Tính chất của vạn sự

11-    Vượt trên thế giới nhị nguyên

12-    Không gian – thời gian

13-     Vũ trụ động

14-     Không và sắc

15-    Điệu múa vũ trụ

16-    Cấu trúc đối xứng quark- một công án mới?

17-     Các mẫu hình biến dịch

18-    Sự dung thông

Lời cuối

Điểm lại nền vật lý mới

Tương lai của nền vật lý mới

Tài liệu tham khảo

Các sách khác thuộc Văn Hóa Phương Đông

Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Lão Tử Đạo đức kinh
Lão Tử Đạo đức kinh
Dưỡng sinh cho mọi người
Dưỡng sinh cho mọi người
Lịch sử Triết học Đông Phương
Lịch sử Triết học Đông Phương
Nam Hoa Kinh
Nam Hoa Kinh
Chu Dịch ứng dụng vào thời đại
Chu Dịch ứng dụng vào thời đại
Thiền và Hoa Đạo
Thiền và Hoa Đạo
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tinh hoa xử thế
Tinh hoa xử thế
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện cổ dân gian Ấn Độ
Truyện cổ dân gian Ấn Độ