Tìm Sách

Ngôn Ngữ >> Toàn thư tự học chữ Hán

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Toàn thư tự học chữ Hán
  • Tác giả : Trần Văn Chánh - Lê Anh Minh
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Hoa _Việt
  • Số trang : 791
  • Nhà xuất bản : NXB Trẻ
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Ngôn Ngữ
  • MCB : 12010000008664
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TOÀN THƯ TỰ HỌC CHỮ HÁN

TRẦN VĂN CHÁNH – LÊ ANH MINH

NXB TRẺ

LỜI NÓI ĐẦU

Sách này được biên soạn đặc biệt dành cho  những người tự học chữ Hán. Gọi là “Toàn thư” không nhằm ý tưởng đạt đến sự toàn diện, hoàn hảo vốn  không bao giờ có thực. Nhưng vì nội dung của sách bao gồm cả  nhiều trình độ khác nhau, từ nhập môn đến nâng cao, với những nhu cầu và mục đích có thể khác nhau ít nhiều, đồng thời cũng cố gằng cung cấp  một lượng kiến thức có tính đa dạng bao quát  nhiều lãnh vực, thuộc nhiều thể loại văn bản khác nhau của chữ Hán.

Trong chiều hướng nêu trên, ngoài PHẦN MỞ ĐẦU giới  thiệu  những vấn đề căn bản  tồng quát liên quan đến  chữ Hán, sách còn được cấu tạo bởi các phần chính như sau:

1.NHẬP MÔN: gồm 126 bài  học ngắn đi từ dễ đến khó, mỗi bài đều có phiên âm, dịch nghĩa, giải thích  từ mới và ngữ pháp

2. NÂNG CAO:  người học  sau khi học kỹ phần này 9tong63 cộng 102 bài) có thể nắm vững thêm một số từ vựng và trí thức ngữ pháp cần yếu để đọc hầu hết các sách chữ Hán thuộc nhiểu thể loại, trình độ khác nhau.

3.THƯ PHÁP: phần này do anh Lê Anh Minh  chuyên trách biên soạn, có tính chuẩn xác và kinh điển cả về lý thuyết lẫn thực hành, để giúp những bạn yêu thích  thư pháp có luôn tài liệu tham khảo chung trong một bộ sách  gọi là  Toàn thư tự học chữ Hán này .

Ngoài những nội dung chính nêu trên, sách còn được minh họa bởi  nhiều hình vẽ và ảnh màu để người học  có thêm tư liệu  tham khảo hoặc  xem thêm cho đỡ chán.

Mặc dù cố gắng rất nhiều, chúng tôi vẫn biết không có một quyển sách duy nhất nào có thể đưa người học  đạt đến đỉnh đích  cuối cùng. Trái lại yếu tố thành công chin h1 là ở bản thân người học, thể hiện ở sự quyết tâm, kiên trì, lòng say mê và tính liên tục của sự học tập. nên tìm đọc thêm bất kỳ  sách nào có thể  liên quan để không  ngừng  nắm vững những tri thức căn bản về từ vựng, ngữ pháp…nhất là thường xuyên tập đọc, tập dịch, tập viết  và tra cứu từ điển mà kết quả đạt được chắc chắn  sẽ tạo cho người học một niềm khích lệ và sự tưởng thưởng thích đáng.

Sau cùng,chúng tôi mong nhận được sự góp ý  của những  bạn  đồng thanh khí, nhất là từ phia những người trực tiếp dùng sách để sau này sẽ bổ xung, hoàn chỉnh thêm khi có dịp táo bản.

TRẦN VĂN CHÁNH

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Thư mục tham khảo

Phần mở đầu

NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN

A.   Chữ hán : tình chất và cấu tạo

B.   Sự phát triển của hình thể chữ Hán

C.   Vấn đề viết chữ Hán

1. NHẬP MÔN

          BÀI KHÓA : từ bài 1 đến bài 126

          NGỮ PHÁP

II. NÂNG CAO

Phần thứ nhất

VĂN SỬ TRIẾT TINH TUYỂN

Phần thứ hai

KINH LUẬN PHẬT GIÁO

Phần thứ ba

VĂN BẠCH THOẠI

III. THƯ PHÁP

Phần một:  TỔNG QUÁT

Phần hai: LUYỆN TẬP

 PHỤ LỤC

I Tam tự kinh

II. Một số mẫu thư pháp minh họa

III. Một số chữ thảo viết tắt dùng trong kinh Phật

Các sách khác thuộc Ngôn Ngữ

Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngữ Pháp tiếng Pali
Ngữ Pháp tiếng Pali
Văn phạm Pali
Văn phạm Pali
Giáo trình Pali (trọn bộ)
Giáo trình Pali (trọn bộ)
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại I
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Buddhism Through English Reading
Buddhism Through English Reading
Phạn ngữ hàm thụ
Phạn ngữ hàm thụ
Thông dụng thành ngữ cố sự
Thông dụng thành ngữ cố sự
Phật Học danh số
Phật Học danh số
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 2