TỰ HỌC TIẾNG PHẠN
Tập 1- tập 2
LÊ TỰ HỶ (354 trang)
NXB TỔNG HỢP TP.HCM
LỜI GIỚI THIỆU
Anh Lê Tự Hỷ, người làng Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam, cách làng quê tôi – Nông Sơn – chỉ mấy cây số, nên chỉ chúng tôi là người “đồng quận”. Hơn nữa, sau 1975, anh dạy Toán ở Đại Học Sư Phạm TP. HCM nên còn gọi là người cùng trường (từ trước 1975, anh dạy Toán ở Đại học Huế). Anh bền giữ cái giọng Quảng nguyên chất, rất chân thật, dễ thương…Mỗi lần anh ở Hoa Kỳ về thì anh Vũ Hạnh, anh Nguyễn Đắc Xuân, anh Phan Văn Hoàng, anh Trần Thanh Đạm, anh Phan Duy Nhân…và tôi với anh trò chuyện năm châu bốn biển, rất vui, thành một tình bạn ngoài muôn dặm , mà vẫn đậm đà tình quê nhà…
Tôi rất phục khả năng tư duy (sự chính xác toán học) củng như tầm hiểu biết rộng rã của anh. Nhưng trên hết là cảm phục lòng yêu nước, thương nhà nồng nhiệt của anh. HƠn nữa, tuy ít khi nói ra, nhưng vna64 có hàm ý kính yêu vì anh là cha của GS Toán nổi tiếng Lệ Tự Quốc Thắng hiện đang dạy tại Đại học Hoa Kỳ.
Anh đã cộng tác hết sức có hiệu quả với tờ Hồn Việt. Những bài của anh là những nghiên cứu công phu, những ý kiến làm bạn đọc mến phục, rất có ích cho công việc của đất nước hiện thời. Những bài về Giáo Dục, nhất là Giáo Dục Đại Học là lĩnh vực anh am hiểu nhiều, rồi những bài về Hoàng Sa về sân golf…về “những điều trông thấy” của anh, bài nào cũng có tiếng vang tích cực…
Thế rồi đột nhiên anh gửi đến Trung tâm Nghiên cứu Quốc Học tập bản thảo về tiếng Phạn. Chao ơi, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…tiếng gì còn được, chứ tiếng Phạn thì xưa nay chỉ có bên Phật học là học nhiều, dùng nhiều, chứ chúng ta “người trần”, ít để ý. Thế mà anh Lê Tự Hỷ dàm bỏ ra nhiều năm để học tiếng Phạn và nay viết thành sách cống hiến cho văn hóa…Tôi nghĩ rằng cuốn sách sẽ là cánh cửa mở ra cho những ai yêu mến văn hóa Việt Nam, muốn đi vào kho tàng kinh điển của văn hóa dân tộc, nhất là Phật giáo…
Nhân dịp cuốn sách này ra mắt bạn đọc, tôi xin viết mấy lời vội vàng ỏ đầu sách để tỏ lòng kính trọng những cống hiến cho văn hóa nước nhà của một người xuất thân Toán học, một người bạn tuy ở xa mà lòng ở rất gần…
Nhâm Thìn
Cuối Xuân 2012
Mai Quốc Liên, GSTS Văn Học, Tồng Biên tập Tạp chí Hồn Việt
GĐ Trung tâm Nghiên Cứu Quốc Học