TRUYỆN KIỀU VĂN XUÔI DÀNH CHO NGƯỜI TRẺ
Nguyên tác NGUYỄN DU
Chuyển thành văn xuôi NHẤT HẠNH
NXB VĂN HÓA SAIGON
LỜI NÓ1 ĐẦU
TRUYỆN KIỀU là một tác phẩm thơ nổi tiếng cũa nền thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với nguời trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ. Vì vậy tôi đã cố ý cống hiến Truyện Kiều Văn Xuôi như một lời mời mọc những người trẻ trở về thưởng thức những cái hay, cái đẹp của truyện Kiều. Đọc xong Truyện Kiều Văn Xuôi, người trẻ thấy thoải mái khi trở về với nguyên tác bằng thơ.
Tôi nhớ hồi 1945, khi nước ta mới giành lại chủ quyền quốc gia, tất cả các phân khoa của trường Đại học trong nước đều còn sử dụng tiếng Pháp để dạy và để học. Trong suốt những năm sau đó, các giáo sư đã nỗ lực tìm cách sử dụng tiếng Việt để giảng dạy trong các phân khoa Đại học, từ trường Y, trường Dược, trường Luật đến trường Khoa Học, Danh từ Luật Học v.v… được biên tập cấp tốc để kịp thời cho nhu cầu giảng dạy và học hỏi. Nhiều khi giáo sư và sinh viên cộng tác với nhau ngày cũng như đêm để làm công việc biên tập ấy. Lòng yêu nước và yêu tiếng Việt của mọi người thật đáng làm cho chúng ta cảm động.
Sự xuất hiện của truyện Kiều cách đây gần 200 năm đã cho chúng ta rất nhiều niềm tin nơi khả năng diễn đạt tiếng Việt. Truyện Kiều cho chúng ta thấy là tiếng Việt có khả năng diễn tả được những tư duy và tình cảm sâu sắc nhất của ta. Trước đó, có người tin rằng chỉ có chữ Hán mới làm được việc này. Vì vậy mới có câu. “Nôm na là cha mách qué”, tỏ ý không tin tưởng mấy vào khả năng của tiếng Việt.
Viề truyện Kiều bằng chữ Nôm, thi sĩ Nguyễn du đã đóng góp lớn lao cho văn hóa dân tộc và cho niềm tin cho chúng ta nơi tiếng mẹ đẻ, dù có thể là trong khi sáng tác, thi sĩ đã không có chủ đích ấy. tuy nhiên có một điều mà ta không thể nghi ngờ được: Đó là Nguyễn Du đã rất yêu tiếng Việt.
Tôi xin lỗi bạn trẻ là đã không chuyển hết được toàn bộ truyện Kiều thành văn xuôi. Tôi là người xuất gia, đành dành phần lớn thì giờ cho việc ngồi thiền, dịch kinh và hướng dẫn các khóa tu cho cả hai giới xuất gia lẫn tại gia, cho nên chỉ mới làm được tới đấy. Tôi mong có dịp rảnh để hoàn tất được công việc thú vị này. Trong khi chờ đợi, xin đền bù lại bằng bài “Kiều và nền văn nghệ đứt ruột” in ở phần sau.
Viết tại thất Ngồi Yên
Xóm Thượng làng Mai, Pháp Quốc
Ngày 14.7.2002
MỤC LỤC
Lời nói đầu
TRUYỆN KIỀU VĂN XUÔI
Chữ tài chữ mệnh
Hoa ghen thua thắm
Kiếp hồng nhan mong manh
Lưng túi gió trăng
Trong sổ đoạn trường có tên
Mua não chuốc sầu
Giống hữu tình
Đá vàng thủy chung
Cơ hội ngộ
Sầu chia phôi
Đất bằng dậy sóng
Đầu xanh đã tội tình gì
Trăm nghìn gởi lại tình quân
Trà mi một đóa
Một xe trong cõi hồng trần
(Tóm lược)
Gác kinh viện sách
Ấy mới gan , ấy mới tài
Chùa đâu trông thấy nẻo xa
( Tóm lươc)
Nạn xưa rút sạch
Đau nỗi biệt ly
Hoa chào ngõ hạnh
Ngọn triều non bạc
Trời còn để có hôm nay
Hoa xưa ong cũ
Gạn đục khơi trong
Cuốn dây từ ấy về sau cũng chừa
Mây bay hạc lánh
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
KIỀU VÀ VĂN NGHỆ ĐỨT RUỘT
Gió và bụi
Khổ đau cùng cực
Thú đau thương
Giải nhất đứt ruột
Ma đưa lối, quỷ đưa đường
Hoa và rác
Tỉnh thức vả hạnh phúc
Không gian thênh thang
Rõ mặt đôi ta
Tan sương đầu ngõ
Chân tình