TRUỴÊN KIỀU
NGUYỄN DU
ĐÀO DUY ANH hiệu khảo- chú giải
(170 trang)
NXB VĂN HỌC
LỜI NÓI ĐẦU
Để phục vụ cho một yêu cầu càng ngày càng có tính cách đòi hỏi, thôi thúc của bạn đọc, chúng tôi in lại Truyện Kiều này trong Tủ sách Mọi nhà của Nhà xuất bản Văn Học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được đặt vào vị trí xứng đáng với nó trong lịch sử Văn học của dân tộc. Thế hệ chúng ta đã hiểu, đã tìm thấy ở Truyện Kiều nhiều giá trị mới hơn,lớn hơn những điều mà người trước chưa đánh giá hết được. đã có khá nhiều công trình, vận dụng quan điểm đường lối lý luậncủa Đảng và Mac-lêNin, nghiên cứu và bình luận về Truyện Kiều. Vài Bản Truyện Kiều đựoc hiệu đính và chú thích theo phương pháp ít hay nhiều khoa học, đã được xuất bản.
Nhưng, trước yêu cầu nghiên cứu và thưởng thức của nhân dân ta ngày càng rộng lớn đối với thi phẩm tuyệt vời này của dân tộc, bấy nhiêu công việc làm này chưa đáp ứng được đầy đủ, nhất là yêu cầu của bạn đọc muốn có được một quyển Truyện Kiều thật tôt trong tủ sách, bên đầu giường của mình.
Nhà xuất bản Văn Học đã lưu tâm đến ông việc này. Khó khăn nhất là tìm được môt bản Truyện Kiều nào thật đúng, tất nhiên không thể là nguyên bản của Nguyễn Du, nhưng ít nhất trong tình hình văn bản hiện có cũng phải gần nhất về nội dung của Truyện Kiều, về phong cách, về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. Mấy bản truyện Kiều được xuất bản trong thời gian vừa qua, tuy đã có công phu nhiều về khảo chứng và hiệu đính, nhưng vẫn có một số điểm sửa đổi vê chữ, về câu mà bạn đọc chưa chấp nhận.
In lại Truyện Kiều lần này, chúng tôi vẫn dựa vào bản Truyện Kiều, do nhà học giả Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính, chú giải từ trước Cách mạng Tháng Tám đến nay và được một số nhà thơ, nhà văn của chúng ta góp thêm ý kiến (xuất bản năm 1979 tại Hà Nội), nhưng chúng tôi vẫn phải sửa một số trường hợp rõ ràng không hợp lý. Chúng tôi cũng lược bớt phần chú thích cho phù hợp với yêu cầu của Tủ Sách Văn học Mọi nhà.
Mong bạn đọc rộng rãi góp thêm ý kiến, về mỗi lần in lại sau này, để chúng tôi có điều kiện bổ sung được hoàn chỉnh hơn.
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
MỤC LỤC
1. Lời nói đầu
2. Nguyễn Du (1765-1802)
3. Nghìn thu vọng mãi
4. Truỵên Kiều.