Tìm Sách

Giảng Luận >> Thực hành như thế nào để có được cuộc đời ý nghĩa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thực hành như thế nào để có được cuộc đời ý nghĩa
  • Tác giả : Dalai Lama
  • Dịch giả : Lê Tuyên
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 218
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000008621
  • OPAC : 8621
  • Tóm tắt :

THỰC HÀNH NHƯ THẾ NÀO

 ĐỂ CÓ ĐƯỢC CUỘC ĐỜI Ý NGHĨA

DALAI  LAMA

Lê Tuyên  (dịch)

                    NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP T.P HỒ CHÍ MINH

                      

LỜI TỰA

Lần dầu tiên tôi được nghe Đức Dalai Lama giảng dạy là vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala thuộc miền bắc Ấn Độ. Người bắt đầu chuỗi giảng dạy của mình kéo dài liên tục mười sáu ngày, mỗi ngày từ bốn đến sáu giờ, với chủ đề là khai sáng tâm hồn. Trước đó tôi đã tìm hiểu nghiên cứu về nền văn hóa  Tây Tạng và tham gia thực hiện những bài thực hành của Phật Giáo Tây Tạng vào năm 1962, và người thầy của tôi đã trang bị cho tôi một số kiến thức nhất định về những người Tây Tạng cũng như về những nhà nghiên cứu lý thuyết du già ( yoga ) ở Ấn Độ. Nhưng, chân thành mà nói, tôi chẳng hề nghĩ rằng sự tái sinh của Người - được sinh ra ở miền Đông  Bắc Tây Tạng vào năm 1935 và được xem là vị Dalai Lama thứ mười bốn khi ở độ tuổi lên hai - lại là một sự thật được.

         Tuy vậy, tôi đã phải thực sự sửng sốt.

Người nói về nhiều chủ đề có liên quan đến hướng đi nhằm khai sáng tâm hồn, những lời đó vẫn còn đọng mãi trong tim tôi, những khái niệm đưa tôi đến với những hiểu biết mới mẻ mà tôi chưa từng biết đến.

Ở Tây Tạng, Dalai Lama giảng dạy bằng một giọng điệu rõ ràng, phong phú khiến tôi khó có thể không chú tâm lắng nghe Người. Một lần nọ, Người tỏ ra rất hứng khởi khi giảng về đề tài phát huy lòng từ bi trắc ẩn. Giọng của Người được nâng lên thật  cao đến một mức độ mà Người mô tả một cách hài hước bằng cụm từ “tiếng dê kêu”, chính từ giọng nói này, tôi cảm nhận được cảm hứng của một nhà thơ. Trong suốt những buổi rao giảng, Người trình bày đầy đủ những bài luyện tập thực hành đưa con người đến với sự khai sáng tâm hồn, đến với sự giác ngộ tâm hồn - bằng giọng điệu nhà thơ- và cũng là một triết gia. Cũng giọng điệu như thế được trình bày trong cuốn sách này, đôi khi khiến mọi người phải xúc động qua những mô tả về cuộc sống con người và những cái hay cái đẹp của lòng vị tha, và đôi khi lại giúp mọi người hiểu rõ về những bài luyện tập, thực hành sâu sắc chẳng hạn như những bài Thiền định về cõi hư vô.

Người chu du khắp thế giới để truyền đi những thông điệp- không chỉ đến với những tín đồ Phật Giáo hay những tín đồ các tôn giáo khác, mà đến với tất cả mọi người – về tầm quan trọng của lòng tốt, của sự tử tế của con người trong mỗi xã hội. Nhận thấy được những nổ lực không mệt mõi của Người nhân danh những người Tây Tạng và tất cả mọi người. Người được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989.

Đức giáo chủ Dalai Lama đã phát hành rất nhiều sách, một số dành cho những độc giả bình thường trên khắp thế giới, một số thu hút sự chú ý đặc biệt của những tín đồ Phật giáo. Trong cuốn sách này, Người nói về truyền thống lâu đời của người Tây Tạng trong việc rèn luyện tâm hồn và nói về những kinh nghiệm của bản thân nhằm đưa ra những đề nghị, những lời khuyên về việc rèn luyện một tâm hồn, đưa chúng ta đến với một tâm hồn sáng suốt và những thay đổi tình cảm. Theo cách này, Người cho chúng ta thấy được rằng con người có khả năng làm cho cuộc sống này thêm ý nghĩa.

Trong suốt khoảng thời gian ba mươi năm tôi biết đến Người và trong suốt khoảng thời gian mười năm tôi làm việc cùng người trong vai trò là người thông dịch chính trong những chuyến rao giảng ở Hoa Kỳ, Canada, Indonesia, Singapore, Malaysia, Australia, Anh Quốc và Thụy sĩ, tôi đã chứng kiến sự hiện diện của một nhân cách vĩ đại cao thượng trong đời sống của Người. Diều quan trọng là chúng ta cần ghi nhớ rằng con người sâu sắc, trắc ẩn, hóm hỉnh và tuyệt vời này đã lớn lên trong nền văn hóa Tây Tạng. Chúng ta cần phải đánh giá cao nền văn hóa đó, xem đó là một trong những kỳ quan vĩ đại của thế giới này .

Jeffrey Hopkins, Ph. D

 Giáo sư nghiên cứu Văn Hóa Tây Tạng.

Đại học  Virginia

 

Nội dung

LỜI TỰA

Tìm kiếm sự hòa bình yên tĩnh và lòng tử tế

I.   KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Ba phương pháp luyện tập

II. RÈN LUYỆN PHẨM HẠNH

2. Xác định phạm vi của đau khổ

3. Khám phá điểm bắt nguồn và kết thúc của đau khổ

4. Kìm chế không gây tổn hại

5. Giúp đở mọi người

6. Khao khát được giác ngộ

III.RÈN LUYỆN THIỀN ĐỊNH TẬP TRUNG

7.Tập trung tâm hồn

IV. RÈN LUYỆN  SỰ SÁNG

8.Khám phá sự tồn tại của sinh linh và đồ vật

9. Trung Đạo

10. Tâm hồn và bản chất sâu sắc của tâm hồn

V. TANTRA

11. Thuyết du già thiêng liêng

VI. TIẾN BƯỚC

12. Khái quát về hướng đi hướng đến sự giác ngộ

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Pháp hải thích nghi
Pháp hải thích nghi
Chú giải kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ
Chú giải kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ
Chân Tâm Trực Thuyết
Chân Tâm Trực Thuyết
Ngũ Minh - The Five Kinds of Learning
Ngũ Minh - The Five Kinds of Learning
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Luận Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn
Luận  Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn
Tinh Hoa Trí Tuệ - Ứng dụng Tâm kinh trong cuộc sống
Tinh Hoa Trí Tuệ - Ứng dụng Tâm kinh trong cuộc sống
Khai thị Khoá tu một ngày an lạc 2008
Khai thị Khoá tu một ngày an lạc 2008
Phật giáo những vấn đề Triết Học
Phật giáo những vấn đề Triết Học
Phật pháp cho sinh viên
Phật pháp cho sinh viên