Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh
Pháp Liên
Lê Mạnh Thát
Vietnam Buddhist University
Tựa
Việc dịch và giải thích kinh truyện Phật giáo bằng thơ tiếng Việt còn lại không nhiều. Từ thế kỷ XIV-XV ta có bản dịch văn xuôi kinh Báo phụ mẫu ân trọng của Thiền sư ViênThái in vào khoảng những năm 1442. Rồi thế kỷ XVI Thọ Tiên Diển Khánh đã diễn tích Phật Bà Quan Âm ra thơ thành tác phẩm Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca. Tiếp đến thế kỷ thứ XVII với sự nghiệp dịch giải của Minh Châu Hương Hải (1628-1715) một loạt các tác phẩm kinh điển Phật giáo bằng văn xuôi tiếng Việt ra đời. Nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ thứ XVII đầu thế kỷ thứ XVIII nhiều tác phẩm kinh truyện bằng thơ mới xuất hiện. Chẳng hạn, ta có Nam Hảii Quan Âm và Đạt Na thái tử hạnh của Chân Nguyên (1647-1726). Rồi Xuất gia Sa di thập giới quốc âm viết xong năm Lê Bảo Thái thứ 7 (1726) của Như Trừng, Oai nghi quốc Ngữ của Như Thị và Phật quốc ký của Tính Quảng. Đến thế kỷ thứ XIX, Pháp Liên đã “giải âm” bản Diệu pháp liên hoa kinh do Cưu Ma La Thập dịch gọi là Pháp hoa quốc ngữ kinh vào năm 1848 và in lần đầu vào năm 1856.
Đây là một bản giải âm tương đối dài với 3214 câu thơ viết bằng thể lục bát, trong đó có chen 350 câu bằng thể song thất lục bát. Pháp hoa quốc ngữ kinh do thế đáng làm đối tượng nghiên cứu cho những người quan tâm đến lịch sử tư tưởng và văn học dân tộc, đặc biệt đến loại hình văn học dịch giải. Cho nên, chúng tôi công bố bản phiên âm cùng một nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi về Pháp hoa quốc ngữ kinh, nhằm đáp ứng một phần nào về yêu cầu tìm hiểu vừa nói. Pháp Liên và Pháp hoa quốc ngữ kinh là một thể hiện nổ lực ấy. Để giúp người đọc có tài liệu tham khảo, chúng tôi cho in kèm theo nguyên bản tiếng quốc âm của bàn in năm Giáp Tý Khải Định thứ 9 (1924)
Mùa Phật Thành Đạo năm Nhâm Tuất (1982)
LÊ MẠNH THÁT
Nội Dung
ABSTRACT
On Phap Lien’s translation and interpretation of the Lotus sutra
TỰA
VỀ PHÁP HOA QUỐC NGỮ KINH
I. Tình trạng văn bản
II. Tác giả, năm soạn và tên gọi
III. Phân tích nội dung
IV. Vị trí văn học
V. Phương thức giải âm
Phàm lệ
PHÁP HOA QUỐC NGỮ KINH
Tiểu dẫn
Tân san Pháp hoa giải âm kinh tự
Tựa
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH TIẾT YẾU GIẢI ÂM QUYỂN CHI THƯỢNG
Tổng kết
PHÁP HOA QUỐC ÂM BẠT HẬU
PHÁP LIÊN PHÁP HOA QUỐC NGỮ KINH