Tìm Sách

Giảng Luận >> Duy Ma Cật sở thuyết VIMALAKIRTINIRDESA-SUTRA


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Duy Ma Cật sở thuyết VIMALAKIRTINIRDESA-SUTRA
  • Tác giả : Tuệ Sỹ
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 307
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000008112
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

DUY MA CẬT SỞ THUYẾT

VIMALAKIRTINIRDESA-SUTRA

TUỆ SỸ Dịch Việt

Nhà Xuất Bản Phương Đông

 

TỰA CỦA TĂNG TRIỆU

Duy-ma-cật bất tư nghị kinh, đấy là tên gọi chỉ cho chỗ tuyệt diệu tận cùng của huyền vi tạo hóa. Ý chỉ của nó u huyền như vực thẳm, không thể thăm dò bằng ngôn tượng. Đạo lý ấy siêu việt ba không, không phải là chỗ luận nghị của Nhị thừa. Khi biểu lộ thì vượt lên trên quần số; là cảnh giới dứt tuyệt hữu tâm. Mịt mờ vô vi mà không gì là không tác vị. Không dể gì biết vì sao như nhiên, mà vẫn có thể như nhiên. Đây là chỗ bất tư nghị.

Sao vậy?

Duy-ma-cật bất tư nghị kinh, đấy là tên gọi chỉ cho chỗ tuyệt diệu tận cùng của huyền vi tạo hóa. Ý chỉ của nó u huyền như vực thẳm, không thể thăm dò bằng ngôn tượng. Đạo lý ấy siêu việt ba không, không phải là chỗ luận nghị của Nhị thừa. Khi biểu lộ thì vượt lên trên quần số; là cảnh giới dứt tuyệt hữu tâm. Mịt mờ vô vi mà không gì là không tác vị. Không dể gì biết vì sao như nhiên, mà vẫn có thể như nhiên. Đây là chỗ bất tư nghị.

Sao vậy?

Thưa, Thánh trí vốn vô tri, mà muôn vàn phẩm loại đều được soi tỏ. Pháp   thân vốn vô tướng, nhưng lại ứng hiện theo từng hình tướng đặcthù. Vần điệu chí cao thì vẫn không lời, mà thư tịch huyền vi khắp nơi quảng bá. Thiện quyền bí ẩn thì không toan tính, mà động tỉnh thảy tương ưng sự thể Do vậy mà có thể cứu vớt tổng thể quần sinh, phơi bày vật để hoàn thành trách vụ. Lợi, được thấy khắp thiên hạ, với ta thì vô vi; kẻ mê hoặc trông thấy mà cảm được ánh chiếu. Nhân đó gọi là Trí, Quán, ứng theo hình, thì gọi là Thân; liếc nhìn thư tịch huyền vi, bèn bảo đó là Ngôn. Thấy sự biến    Động mà bảo đó là Quyền. Thế thì, chỗ chí cực của Đạo, há có thể bằng Hình, Ngôn, Quyền, Trí, mà nói lên cảnh vực thần diệu của nó sao?

Vả, chúng sinh mãi ngủ vùi, phi ngôn thì lấy gì để đánh thức? Đạo không vận chuyển đơn côi. Đạo hoằng do người. Cho nên, Như Lai sai Văn Thù nơi phương khác; triệu Duy-ma từ quốc độ kia; cùng tụ hội Tỳ-da-ly để chung truyền đạo ấy.

Điểm thuyết minh của kinh này, để thống hợp vạn hạnh, thì lấy quyền trí làm chủ; trồng cội đức, thì lấy sáu độ làm rễ; cứu vớt kẻ ngu khờ mê hoặc thì lấy từ bi làm đầu. Cực điểm của ngữ tông, thì lấy bất nhị làm cửa.

Chúng thuyết này đều là gốc của bất tư nghị vậy.

Cho đến như, mượn tòa của Phật Đăng Minh; xin cơm từ Hương thổ; tay đón căn nhà đại thiên bao trùm cả vũ trụ. Đấy là dấu tích của bất tư nghị vậy. Không dấu tích, không sao hiển bày bản nguyện. Bản và tích tuy sai thù, mà là Nhất thể bất tư nghị vậy. Do đó, sai thị giả nêu đó làm tiêu danh.Đấng Thiên vương của nước Đại Tần vốn thần minh tuấn kiệt, siêu việt thế thường, tầm huyền vi riêng mình tỏ ngộ. Mở rộng nền thống trị chí Tôn trên cả vạn cơ; hiển dương Đạo hóa truyền xuống nghìn đời sau. Rồi mỗi khi tìm đến thưởng ngoạn kinh điển này, cho rằng đây là am thất cho tinh thần trú ngụ. Nhưng tiếc vì bản dịch của Chi Khiêm để cho lý bị nghẽn bởi văn, thường sợ tông chỉ huyền vi rơi mất vì người dịch.

Vận của tròi cõi bắc mà được vận chuyển thông suốt là có lý do vậy. Vào niên hiệu Hoằng thi thứ tám, tuế thứ thuần hóa (406 stl.), mệnh sai Đại Tướng quân Thường Sơn công, Hữu tướng quân An Thành Hầu, cùng với 1200 Sa-môn nghĩa học, tại trường an Đại tự, thỉnh La-thập trùng dịch chính bản.

Thập, bằng cái lượng cao hơn đời, tâm mờ chân cảnh, đã suốt hết trong cõi tuần hoàn, lại rành các địa phương ngữ. Khi ấy, tay cầm Phạn bản, miệng tự tuyên dịch. Kẻ tục, người đạo chăm chăm. Một lời, lặp lại ba lần. Hun   đúc thành tinh vi, cốt cầu giữ cho được ý Thánh. Văn giản dị mà hài hòa. Ý chỉ uyển chuyển mà rõ ràng. Ngôn từ vi ẩn sâu xa thật là sáng tỏ. Tôi  vào cái tuổi còn kém trí, mà may được dự nghe. Tuy tư duy chưa vươn tới lẽ huyền, nhưng cũng có thể hiểu được ý văn một cách sơ lược. Rồi theo chỗ được nghe mà làm chú giải, tóm tắt ghi thành lời. Chỉ thuật chớ không sáng tác.

 MỤC LỤC

 

  TIỂU DẪN LỊCH SỬ TRUYỀN DỊCH

         I. Các bản Hán dịch

         II.Việt dịch

  THƯ MỤC

         I. Các bản Hán dịch

         II.Các bản sớ giải căn bản

  TỰA CỦA TĂNG TRIỆU

Chương Giới thiệu

         I. Nhân cách và huyền thoại

         II.Ý nghĩa nhân cách và ý nghĩa lịch sử

         III.Cơ sở tư tưởng

         IV.Thực tiễn hành đạo

Chương Một QUỐC ĐỘ PHẬT

Chương Hai PHƯƠNG TIỆN QUYỀN XẢO

Chương Ba CHÚNG ĐỆ TỬ

Chương Bốn BỒ TÁT

Chương Năm VĂN-THÙ-SƯ-LỢI THĂM BỆNH

Chương Sáu BẤT TƯ NGHỊ

Chương Bảy QUÁN CHÚNG SINH

Chương Tám PHẬT ĐẠO

Chương Chín PHÁP MÔN BẤT NHỊ

Chương Mười PHẬT HƯƠNG TÍCH

Chương Mười một BỒ TÁT HÀNH

Chương Mười hai THẤY PHẬT A-SÚC

Chương Mười ba CÚNG DƯỜNG CHÍNH PHÁP

Chương Mười bốn CHÚC LỤY

SÁCH DẪN

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Pháp hải thích nghi
Pháp hải thích nghi
Chú giải kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ
Chú giải kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ
Chân Tâm Trực Thuyết
Chân Tâm Trực Thuyết
Ngũ Minh - The Five Kinds of Learning
Ngũ Minh - The Five Kinds of Learning
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Thanh Tịnh Đạo Luận toản yếu
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Luận Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn
Luận  Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn
Tinh Hoa Trí Tuệ - Ứng dụng Tâm kinh trong cuộc sống
Tinh Hoa Trí Tuệ - Ứng dụng Tâm kinh trong cuộc sống
Khai thị Khoá tu một ngày an lạc 2008
Khai thị Khoá tu một ngày an lạc 2008
Phật giáo những vấn đề Triết Học
Phật giáo những vấn đề Triết Học
Phật pháp cho sinh viên
Phật pháp cho sinh viên