ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC
ACHARYA BUDDHARAKKHITA
Việt dịch: Bhikkhu Pháp Thong
Viên Không 2002 – PL: 2546
(Lưu hành nội bộ)
TỰA
Sự giải thoát tinh thần , theo lời dạy của Đức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc Alahán thường được nói đến như bậc lậu tận – Khinàsava, bậc đã đoạn trừ mọi lậu hoặc. Chính vì thế, người đi tìm chân lý cần phải hiểu rõ những lậu hoặc này là gì, và làm cách nào để loại trừ được nó. Câu trả lời nằm trong bài kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Sabbàsava Sutta), ở đây Đấng Giác Ngộ đã mở ra một phương pháp luận mà việc áp dụng của các pháp ấy là hoàn toàn hiệu quả.
Ngoài việc chọn bài Kinh sâu sắc này làm đề tài căn bản, bần tăng còn góp nhặt tư liệu từ các nguồn khác nhau, rải rác trong Thánh điển Pali, nhằm giới thiệu một nghiên cứu tương đối toàn diện chủ đề quan trọng này. Các tài liệu tham khảo hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý liên quan đến các lậu hoặc là một phần không thể thiếu được của Tam Tạng Pali – một truyền thống kinh điển đáng tin cậy nhất của Phật giáo. Chỉ có trong những bản Kinh và Chú giải ấy mới luận bàn tỉ mỉ và làm sáng tỏ bản chất của Lậu Hoặc đồng thời rút ra được những pháp môn đoạn trừ thực tiễn. Tuy nhiên, nếu chỉ làm một bản liệt kê toàn diện về những gì liên quan đến Lậu Hoặc sẽ chẳng khác gì một sự luyện tập thuần lý thuyết, và như thế sẽ không đáp ứng được yêu cầu giải thoát tâm linh!
Bần tăng hy vọng rằng tác phẩm này sẽ được dùng như một hướng dẫn thực tiễn cho việc hoàn thiện tự thân, đem lại sự an tịnh nội tâm và giải thoát khỏi cõi thế gian đang ngày càng trở nên rối ren với những giá trị hão huyền. Ngưỡng nguyện pháp thí khiêm tốn này sẽ là một đóa hoa nở dưới chân Đấng Giác Ngộ, tác giả chính thức của tác phẩm này.
Cầu mong hết thảy chúng sanh đều được an vui!
Ven. Sri Acharya Buddharakkhita
Maha Bodhi Society
Bangalore , 1978
MỤC LỤC
Tựa
Lời giới thiệu (1)
Lời giới thiệu (2)
Lời người dịch
Mục lục
PHẦN I
KINH TẤT CẢ LẬU HOẶC (Sabbasava Sutta)
DIỄN GIẢNG TRÊN TINH THẦN CHÚ GIẢI
KINH TẤT CẢ LẬU HOẶC
Định nghĩa và phân loại các Lậu Hoặc – Các pháp môn đoạn trừ - Như lý tác ý và
Phi như lý tác ý – Các cấp độ thanh tịnh – Thiền chỉ và Thiền quán (Vipassana) –
Liệt kê các tà niệm – Các chi phần giác ngộ - Sự thức tỉnh Tối thượng – Các cách
Xả lỵ
KHINASAVA – LẬU TẬN
Mục đích cuộc đời theo Kinh Pháp Cú – Câu chuyện Tôn giả Anuruddha
(A-nậu-lâu-đà)
HẮC BẠCH PHÂN MINH
Ýnghĩa tối hậu của chánh và tà
PHẤN ĐẤU
Áp dụng trong đời sống tâm linh – Câu chuyện nữ tỳ Punna
NGẠO MẠN VÀ PHÓNG DẬT
Cạm bẫy của si mê – Câu chuyện các tỳ khưu ở Bhaddiya
TỰ MÃN
Cạm bẫy của tính tự mãn
BỚI LÔNG TÌM VẾT
Cạm bẫy của thói ưa chỉ trích
PHẦN II
ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC
Các loại Lậu Hoặc – Như lý tác ý và phi như lý tác ý – Bảy pháp môn đoạn trừ
Lậu Hoặc – Tính hợp lý của Kinh Tất cả Lậu Hoặc
LẬU HOẶC VÀ SỰ GIẢI THOÁT
Tứ Thánh Đế - Tam giải thoát môn: Không, Vô tướng, Vô nguyện giải thoát
TRÍ TUỆ VẬN HÀNH
Bảy chi phần Giác ngộ kể như lối tiếp cận cuộc đời – Tổng Tuệ hay sự thận trọng,
Yếu tố cốt lõi của phương pháp luận.
BUÔN LẬU TINH THẦN
Sự khởi sanh của tác ý bất chánh : Ý niệm về Tự Ngã và niềm tin vào sự vĩnh
Hằng – Điên đảo kiến
BẬC HỮU HỌC VÀ BẠN ĐỒNG PHẠM HẠNH
Bậc trí và người ngu – Tứ Thánh Đế như Kinh nghiệm thiền chứng
ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC
Đoạn trừ bằng sự chọn lựa tích cực; bằng thanh tịnh giới; bằng trí tuệ; bằng sự
Tịnh chỉ; bằng chứng đắc; bằng việc áp dụng tri kiến – Tam tướng – Tầm quan
Trọng của việc áp dụng thường xuyên và liên tục – Chế ngự các căn – Sự lạm
Dụng các nhu cầu hàng ngày – Sự tránh né khôn ngoan – Sự trừ diệt các tà niệm-
Sự an ổn của siêu xuất Tam giới
PHÁP MÔN THỂ NHẬP
ĐI TÌM SỰ THỰC CUỘC ĐỜI
Những thôi thúc duy trì cuộc sống – Cơ chế cuộc đời đưa đến khổ đau
NHỮNG THÔI THÚC DAI DẲNG
Phương pháp luận thể nhập – Dục chủ thể và dục đối tượng – Các từ đồng nghĩa
Của Dục (Kama) – Các ảnh dụ về Dục trong Kinh tạng Pali
KHÁM PHÁ TÂM
Việc áp dụng thực tiễn tri kiến liên quan đến luân lý, tâm lý và triết lý – Sáu yếu
Tố và sáu loại phân tích – Kama (Dục) như trạng thái tâm, như tâm sở, như đối
Tượng của giác quan và như cảnh giới sinh tồn – Dục như nghiệp lực – Tính hợp
Lý của các thọ sai biệt và sự phản ứng – Cơ chế Tâm – Vật lý và Nghiệp – Tam
Luân: Nghiệp luân – Quả luân và Phiền não luân
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Pháp (Dhamma) và Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) – Đẳng thức chân lý – Tam tạng
Phân tích Hiệp thế và Siêu thế - Tâm: Bất thiện tâm, Thiện tâm và Vô ký tâm –
Chiều kích siêu việt (Vô vi giới) – Tâm sở - Sắc pháp – Niết Bàn
PHẬN TỤ LẬU
Toát yếu (Dhammasangani), trích yếu (Atthuddhara) và phần Dẫn giải
BẬC ỨNG CÚNG
Những phẩm hạnh của bậc Lậu tận – Câu chuyện Trưởng lão Xá Lợi Phất