Tìm Sách

Văn Hóa -Văn Học Việt Nam >> Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập II


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập II
  • Tác giả : Leopold Cadiere
  • Dịch giả : Đỗ Trinh Huệ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 258
  • Nhà xuất bản : Thuận Hóa
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Văn Hóa -Văn Học Việt Nam
  • MCB : 1210000009390
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG

VÀ THỰC HÀNH TÔN GIÁO NGƯỜI VIỆT

Tập II

LEOPOLD CADIERE

Bản dịch: Đỗ Trinh Huệ

Nhà xuất bản Thuận Hóa

Trọn bộ 3 tập

 

 LỜI TỰA

“Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi. Cho tôi được ở lại và chết ở nơi đây”;đó là lời thống thiết của cụ già 84 tuổi, được đề nghị trở về Pháp quê hương ông, khi hết quản chế vào năm 1953. L. Cadìere đã toại nguyện, được chết và chôn ở Việt Nam mà suốt đời ông thương mến.

Ông thương mến xứ sở này với nhiều lý do, nhưng lý do cuối cùng đã ấn dấu mãnh liệt đến nỗi chúng tôi nhớ gần như trọn vẹn cả nguyên văn tiếng Pháp: “Cuối cùng thì tôi thương mến họ vì họ khổ (…) Những khốn cùng đôi khi phải cam chịu đã đành, nhưng thường là do định mệnh khắt khe vô tình”. Cái thở than “thường là do định mệnh khắt khe vô tình” ấy nó nhân bản làm sao! Nhất là khi được thốt ra từ miệng một linh mục người nước ngoài, vốn được đào tạo kinh điển, mọi đổi thay thay đổi đều trong tay Đấng Toàn Năng, và ở trong một môi trường Đông Tây nhiều điểm dị biệt.

Nay đọc lại những đoạn mô tả về các cách thờ bái ma thuật, hoặc những cách chữa trị kỳ bí, một số tập tục dã man (…) giới trẻ Việt Nam ngày nay không thể tin rằng đã có một thời được hành xử như thế. Nhưng trước con mắt của Cadìere, ngay vào thời buổi ấy, ông cũng nhìn với con mắt rất từ tâm. Cũng bởi vì “họ khổ”. Xin được phép trích một dẫn luận ngắn ngủi giải thích vì sao đâu đâu cũng có miếu thờ “Bà Hỏa”:

“Phải có lần bị đánh thức giữa đêm đen do tiếng báo động quát thé; phải có lần được nghe tiếng kêu la hãi hùng của dân làng vội vã tán loạn, tìm con, tìm người già lão; phải có lần thấy ánh lửa đỏ ngầu vút lên trong đám khói đen cuồng nộ cùng tiếng mắt tre kèo , cột, mái nhà nổ vang như tiếng đại bác để rồi hôm sauthấy tận mắt cảnh tang thương của những vết tích còn lại, nhất là phải tự thân gánh chịu cái tai ương khủng khiếp ấy;thì mới hiểu được người Việt sở hỏa hoạn là như thế nào, thì mới biết tại sao họ đã nghĩ những tai ương kia là do thần thánh, thì mới hiểu được cách họ xử thế đối với mọi tai ương xảy đến, kể cả những trường hợp nhỏ nhặt nhất” (1)

Về cách đối xử “ tàn nhẫn”với những thi thể chết non, chết yểu, chết trùng…,theo Cadìere, khổ thay cũng do “từ tâm”mà ra cả; muốn bảo vệ những trẻ được sinh ra sau này, và phải làm hết mọi cách. Bao dung theo kiểu Chu Mạnh Trinh khi luận về Kiều “Chiếc lá rụng chọn gì đất sạch” mới thấu hiểu được hết các cách hành xử “cùng đường” mà ngày nay chúng ta khó lòng chấp nhận, để làm sao thoát ra được những khổ ải liên miên mà họ ngày ngày phải gánh chịu.

Trong quá trình đọc kỹ và dịch toàn tập của L. Cadìere, với gần non ngàn trang giấy, lạ một điều, chúng tôi hầu như không gặp những lời chê trách “dị đoan” nào cả (chắc chắn trong mắt của môt linh mục, nhất lại là người Âu thì những việc thờ bái, tin tưởng ma thuật ấy là dị đoan). Không dùng từ “dị đoan” để chê trách không có nghĩa là không đả phá những tập tục mê tín ma thuật kỳ bí. Nhưng cứ trình bày vụ việc một cách khách quan, để người đọc tự ngẫm suy và rút ra được cho riêng mình những kết luận, phương pháp ấy còn hữu hiệu hơn ngàn lần những áp đặt suy đoán chủ quan.

Để hiểu rõ hơn về tác giả khi ghi nhận các sự kiện tín ngưỡng ma thuật, không gì bằng trích dẫn ngay chính lời phân minh của tác giả:

“Các tư liệu trên đây được đơn cử chính xác tối đa, cả về mặt miêu tả nơi chốn khi tiếp cận được, cả về mặt liên quan đến nhân chứng. Về điểm này thì tôi trung thực chuyển dịch lại những chuyện kể, những giải thích do họ cung cấp mà không thêm một chút gì. Nhiều nhất là trong khi điều tra tìm hiểu, tôi thường chú trọng đến việc thâu thập những câu trả lời để tư liệu được đầy đủ hơn; để đạt được,tôi thường đặt ra một số câu hỏi mà họ không ngờ tới. Nhưng mà những điều tra này, trải qua nhiều năm tháng, được thực hiện hoàn toàn không có một ý định dự tính nào ngaytừ đầu, cũng không đặt ra mục tiêu kết luận sẽ ra sao cả” 1

Mong rằng  những lời giải bày trên đây góp phần biện minh ít nhiều cách nhìn và thông hiểu của tác giả đối với văn hóa người Việt

 

(1)   Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiennes. Q. II, tr. 53,38

 

                                                                    Huế, tháng 4 - 2010

                                                                                    Đỗ Trinh Huệ

MỤC LỤC tập II

Lời tựa

Lời mở đầu của Louis Malleret

IX. Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt vùng phụ cận Huế

1.      Thờ cây

2.      Thờ đá

3.      Thờ mốc

4.      Đá, ụ đất và vật trấn ma thuật

5.      Đá ếm và bùa trấn

6.      Ghi chú về các nấm đá mang màu sắc tôn giáo

7.      Thờ súng

X. Phép dưỡng nhi ma thuật ở Việt Nam

XI. Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian vùng thung lũng Nguồn Sơn, tỉnh Quảng

                                                                 Bình (Trung Việt)

XII. Phong tục dân gian tại thung lũng Nguồn Sơn

1.      Tuổi thơ

2.      Thành ngữ dân gian để chỉ thời gian

3.      Lễ đóng thuyền

4.      Ngày đầu năm

5.      Một số phong tục khác

XIII. Thần kinh

1.      Linh địa

2.      Sự bảo vệ của thần linh

3.      Huyền thoại

4.      Đại cung môn

5.      Cửu đỉnh

6.      Thay đổi y phục dưới thời Võ Vương hoặc Khủng hoảng tôn giáo  ở Huế vào thế kỷ XVIII

 

Xem Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập I

Các sách khác thuộc Văn Hóa -Văn Học Việt Nam

Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - Hải Ông thi tập
Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - Hải Ông thi tập
Việt Nam danh lam cổ tự
Việt Nam danh lam cổ tự
Danh lam nước Việt
Danh lam nước Việt
Những ngôi chùa ở Nam bộ
Những ngôi chùa ở Nam bộ
Dụ Am ngâm lục
Dụ Am ngâm lục
Truyện Trê Cóc
Truyện Trê Cóc
Truyện Kiều
Truyện Kiều
Thượng Chi Văn Tập
Thượng Chi Văn Tập
Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương
Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương
Nguỵễn Đình Chiểu với Văn Hoá Việt Nam
Nguỵễn Đình Chiểu với Văn Hoá Việt Nam
Dương Từ Hà Mậu
Dương Từ Hà Mậu
Truyền Kỳ Mạn Lục
Truyền Kỳ Mạn Lục