Tìm Sách

Văn Hóa -Văn Học Việt Nam >> Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập III


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập III
  • Tác giả : Leopold Cadiere
  • Dịch giả : Đỗ Trinh Huệ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 258
  • Nhà xuất bản : Thuận Hóa
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Văn Hóa -Văn Học Việt Nam
  • MCB : 1210000009391
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG

VÀ THỰC HÀNH TÔN GIÁO NGƯỜI VIỆT

Tập III

LEOPOLD CADIERE

Bản dịch: Đỗ Trinh Huệ

Nhà xuất bản Thuận Hóa

Trọn bộ 3 tập

 

 VÀI LỜI GIỚI THIỆU

Sau khi đọc hai tập I&II về “Tín ngưỡng và Thực hành Tôn giáo người Việt” của Cadiere , chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về phương thức tiếp cận với văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam.

Nhờ nghiên cứu sâu xa về văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng qua các thực hành tôn giáo, L. CADÌERE đã có một tâm thức rất đặc biệt về dân tộc mà ông đã dày công nghiên cứu:

- “Phải thừa nhận rằng người Việt nói cho đúng sống trong thế giới siêu nhiên. Đại thể thì người Âu châu khó mà hiểu được trạng thái tâm hồn này, vì nơi họ, khi tôn giáo chỉ còn là một số thực hành hay tậm chí một vài tin tưởng, thì thường đóng khung trong một vài giới hạn thời gian hoặc không gian và được họ dành cho một vài phút trong ngày của cuộc sống, một phần nhỏ trong hoạt động của họ. Người Âu Châu dẫu sùng đạo, thường vẫn không sống hết toàn bộ thời gian với Thượng Đế của mình. Người Việt, ngược lại, cho dù giai cấp nào, đều cảm thấy mình trực tiếp thường xuyên với các thần thánh trong thiên nhiên”1.

Cả về những phép ma thuật kỳ bí mà người Việt đã sử dụng trong bước đường cùng, thể như người đắm tạu nương tựa vào những gì có thể để cứu sống, Cadìere cũng tỏ ra một mực cảm thông:

Thôi thì bỏ đi những cảnh man rợ và để phần nào xin lỗi các bé, xin ghi nhận rằng chẳng qua cũng do thương mến mà ra cả. Tình cảm tự nó là cao quí và đáng trân trọng, dẫu rằng cách thể hiện thì nhiều khi thật đáng lên án”2.

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng vì chút tấm lòng ấy mà nhiều khi độc giả dường như cảm thấy có chút thiên vị, nặng nghĩa nặng tình đối với dân tộc Việt. Tác giả đã từng thú nhận: “Tuy vậy, cũng xin nhắc lại rằng, tôi hầu như luôn ở trong những hạn chế của những giải thích mà người bản xứ cung cấp cho tôi, suốt trong quá trình nghiên cứu nhiều năm và tôi nghĩ chắc chỉ họa hiếm lắm tôi mới vượt ra khỏi tâm tình người Việt, bởi lẽ những thực hành lâu đời ấy đã trở thành thân thương quen thuộc đối với tôi”1.

Một điều cần đáng quan tâm là khi Léopold viết một số bài quan trọng về văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam, đôc giả được dành riêng cho các thiên khảo cứu này là người Âu. “Gia đình và Tôn giáo người Việt” được thuyết trình trong “Tuần lễ Dân tộc học Tôn giáo” ở Luxembourg. Bài này đã làm tên tuổi Léopold Cadìere càng được khẳng định. L. Cadìere đã mạnh dạn bênh vực thể chế gia đình Việt Nam:

Ngày nay văn minh Tây phươngchen vào làm đảo lộn phân tán các gia đình (…) Chớ nên gia tăng khuynh hướng này: gia đình vốn đã bị đe dọa quá sức rồi, chắc chắn sẽ bị phương hại…”2.

Hoặc:

“…người Việt không phải- chưa phải-là một kẻ mất gốc lang thang phiêu bạt, một cá nhân ngập chìm trong đám  đông không định hình của xã hội, như nền xã hội công nghiệp đã sản sinh ra không biết bao nhiêu tại châu Âu. Người Việt, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vũng chắc, liên kết chặc chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng”3.

Ngoài ra cha Cadìere còn muốn công khai trả lời cho những người chủ đồn điền Pháp , nhất là những người Âu đang sử dụng nguồn lao động bản xứ thường phàn nàn người Việt lười biếng: “Những ai cho là người Việt biếng nhác, họ chỉ xét đoán trên một phần sự kiện, hoặc những sự kiện ngoại lệ. Trên thức tế thì người Việt rất cần mẫn, chăm chỉ, năng động, chịu thương chịu khó, quả cảm, xoay xở giỏi khi họ làm việc một cách bình thường, nghĩa là khi họ làm việc cho mình, khi cuộc sống của họ, gia đình họ nhờ vào công việc ấy mà khá giả, sung túc tốt đẹp lên. Phải sống với họ, giữa họ để thấy phần đông người Việt lao nhọc như thế nào mới biết được điều tôi kết luận ở trên là đung. Rất nhiều tục ngữ ca dao nói lên điều ấy”1

Trong việc nghiên cứu văn hóa , tập quán, thông tục của một dân tộc, thì một trong nhưng đòi hỏi đứng hàng đầu đó là phải am tường ngôn ngữ liên quan. Dĩ nhiên, ngôn ngữ cũng như những cổ tích khai quật cũng chỉ  là những phương tiện nhưng là những phương tiện tất yếu, sine qua non. Các vị thừa sai thường được dặn dò kỹ lưỡng” cần phải biết tiếng bản xứ và phải biết tới nơi tới chốn”2. Và sau này L. Cadìere còn nhắc lại: “Học tiếng Việt không phải chỉ để nói giỏi như họ nhưng mà còn phải tâm tư suy nghĩ như họ”3.

Không chỉ là ngôn ngữ bác học, mà ngôn ngữ bình dân thường gói trọn sắc thái văn hóa một cách đầy đủ, nhất là trong ngạn ngữ dân gian. Về mặt này, L. Cadìere tỏ ra đặc biệt xuất sắc. Với 27 năm sống ở Di Loan, Quảng Bình, L. Cadiere đã thu thập được một lượng ngôn ngữ bình dân đáng kể, gói ghém toàn bộ những nghĩ suy, đượm văn hóa và tín ngưỡng 4.

Tập III này sẽ minh chứng những luận cứ ở trên.

Cha Cadiere kể lại đã có lần sau khi giảng cho giáo dân, mới phát hiện rằng ngôn ngữ mà mình đang sử dụng, học qua sách vở, là một thứ ngôn ngữ bác học, ít nhiều “giả tạo”, đã đem lại rất ít hiệu năng. Từ đó Cha thẩm nhập sâu xa vào quần chúng, học ngôn ngữ của họ và tập “ăn nói”như họ. Thật ngạc nhiên, ngay cả rất nhiều người Việt chúng ta vẫn chưa biết được con số “vô hạn định” của người Việt là con số ba và con số bảy (có thể trùng hợp với tư duy của một số dân tộc khác), nhưng qua ngôn ngữ dân gian. L. Cadiere đã đưa ra được nhận xét ấy và dẫn chứng với những ngạn ngữ dân gian, chúng tỏ người đã nghiên cứu tiếng Việt kỹ đến mức độ nào:

               làm xấp ba xấp bảy;

               ăn xấp ba xấp bảy;

               ba chìm bảy nổi;

               ba chìm bảy nổi, chín nhấp nhu;

               ba lừa bảy lọc; ba lo bảy liệu;

               ba vuông bảy tròn 1.

Ngay cả ý niệm về  “trời tròn đất vuông” theo kiểu vũ trụ luận của người Trung Hoa đã thẩm nhập sâu xa vào tâm trí người Việt, nhưng L. Cadiere đã phát hiện được trong dân gian, trong cách ăn nói của lớp quần chúng tầm thường, dù rằng không minh thị, là đất không “vuông”nên mới gọi là “trái đất , quả đất”2; theo thiển ý chúng tôi, ngoài ý niệm “tròn”còn cho thấy trạng thái treo lơ lững của trái đất, một hình ảnh rất ngoạn mục.

Không chỉ uyên sâu tiếng Việt , L. Cadiere còn giỏi cả chữ Hán, nhờ đó thông hiểu được một cách sâu xa những tàng ẩn ý vị của ngôn ngữ. Lúc nào cũng có các chú thích Hán tự để làm rõ thêm vấn đề và mang tính thuyết phục cao.

Khen nhiều. Nhưng cuối cùng thì cũng rất tâm tình thẳng thắn như muốn nhắn nhủ vời người Việt nguyên cơ của sự nghèo khổ, làm rất nhiều mà vẫn khó giàu lên được:

“Có nhiều lý do: xứ sở nghèo, không nhìn xa tiên liệu, ham mê cờ bạc, kđầu óc bè phái phát sinh ganh tỵ lẫn nhau,sinh ra kiện tụng, không phải để có được phần vật chất tranh chấp mà chỉ vì lòng tự kiêu, không để đối phương đánh bại; thói quen không biết hợp lực giúp đỡ lẫn nhau, chung sức làm việc”1.

Chúng tôi xin miễn bàn luận về những nhận xét trên, nhưng dầu sao, những lời phê bình chân thật ấy vẫn cần được quan tâm lắng nghe, để ngày càng được hoàn thiện, nhất là khi người nhận xét hoàn toàn không ác ý, mà vì thương mến mà ra.

Chúng tôi xin được phép không trích dẫn thêm, bởi lẽ càng trích dẫn càng thấy thiếu sót, càng thấy phân vân trong chọn lọc. Cả cuộc đời dài 86 năm nhưng đã để ra hết 63 năm phục vụ ở Việt Nam: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi Cho tôi được ở lại và chết ở nơi đây”2

Mong rằng những lời giải bày trên đây góp phần minh thị ít nhiều tâm tình, cách nhìn và thông hiểu của tác giả đối với văn hóa Việt Nam.

 

                                                                               ĐỖ TRINH HUỆ

1.      Gia đình và Tín ngưỡng người Việt, Quyển II, tr. 75

2.      Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiennes, Q.II, tr. 209

 

1.      Le culte des artbres, Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiennes. Q.II,tr. 70

2.      Cadìere, Gia đình và đạo giáo ở Việt Nam. Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiennes, 1958, Q. I, tr. 58

3.      Cadierè, sđd, trang 80

1.      CADÌERE, Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiennes Q. III, tr. 116

2.      Cardinal Mercier, Etudes missionnaires, Louvain.

3.      Souvenirs d’un vieil annamitisant, Indochine, 1942

4.      “Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian vùng thung lũng Nguồn Son”, sđd; “Thổ ngữ Nam, Trung Bộ, khảo lược ngữ âm”, Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême – Orient, 1911, các số 1-2 , tr. 67-110; “Về một vài qui thức tư duy của người Việt qua ngôn ngữ”. Extrême-Asie, Saigon, H. Ardin, 1925, tr. 251-258, “Cú pháp tiếng Việt”. Lời giới thiệu của Louis Malleret. Lời tựa của linh mục André Eb. Xuất bản Trường Viễn Đông Bác Cổ, Tập XLH

 

1.      Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiennes, Q. III, tr. 192

2.      -----------------------------------------------------------------, Q. III, tr. 51

 

1.      CADIERE, Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiennes . Q. III, tr. 129

2.      Nguyễn Tiến Lãng, Hommage vietnamien au R. P Léopold Cadiere. Bulletin des Missions Etrangères de Paris tr. 29

 

MỤC LỤC

Vài lời giới thiệu                                                                                                        

Tiểu dẫn: Về cuộc đời và công trình của Linh mục Léopold Cadìere (1869- 1955)

Danh mục các ấn phẩm của Linh mục Léopold Cadìere                                            

XIV. Triết lý dân gian người Việt: Vũ trụ quan                                                         

1.      Thế giới siêu nhiên                                                                                      

2.      Thế giới hữu hình                                                                                       

XV. Triết lý dân gian người Việt: Nhân sinh quan                                                    

         Phần thứ nhất: Thân thể con người                                                                   

         Phần thứ hai: Nguyên lý sự sống                                                                      

XVI. Nghệ thuật Huế                                                                                                 

XVII. Người Việt: Dân tộc – Ngôn ngữ                                                                    

XVIII. Một vài quy luật tư duy nơi người Việt, xét từ ngôn ngữ của họ                   

XIX. Một vài chỉ dẫn thiết thực dành cho các vị thừa sai khi giảng đạo

Xem Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập I

Xem Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập II

Các sách khác thuộc Văn Hóa -Văn Học Việt Nam

Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - Hải Ông thi tập
Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn - Hải Ông thi tập
Việt Nam danh lam cổ tự
Việt Nam danh lam cổ tự
Danh lam nước Việt
Danh lam nước Việt
Những ngôi chùa ở Nam bộ
Những ngôi chùa ở Nam bộ
Dụ Am ngâm lục
Dụ Am ngâm lục
Truyện Trê Cóc
Truyện Trê Cóc
Truyện Kiều
Truyện Kiều
Thượng Chi Văn Tập
Thượng Chi Văn Tập
Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương
Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương
Nguỵễn Đình Chiểu với Văn Hoá Việt Nam
Nguỵễn Đình Chiểu với Văn Hoá Việt Nam
Dương Từ Hà Mậu
Dương Từ Hà Mậu
Truyền Kỳ Mạn Lục
Truyền Kỳ Mạn Lục