Tìm Sách

Văn Hóa -Văn Học Việt Nam >> Nhị Độ Mai


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Nhị Độ Mai
  • Tác giả : Lê Trí Viễn & Hoàng Ngọc Phách
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 234
  • Nhà xuất bản : Văn Học - Hà Nội
  • Năm xuất bản : 1972
  • Phân loại : Văn Hóa -Văn Học Việt Nam
  • MCB : 1210000009849
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

NHỊ ĐỘ MAI

Lê Trí Viễn

Hoàng Ngọc Phách

Khảo luận, hiệu đính,chú thích

Nhà xuất bản Văn Học

Hà- nội 1972

 

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách này gồm ba phần: phần khảo luận, phần hiệu đính, chú thích và phần phụ lục.

Phần thứ nhất có ba vấn đề:

1.      Có ba cuốn Nhị độ mai của ba tác giả khác nhau, nên lấy cuốn nào?

2.      Nhị độ mai có giá trị gì?

3.      Nhị độ mai ra đời lúc nào? Ai là tác giả?

Về vấn đề thứ nhất và thứ ba, chúng tôi nhằm giới thiệu một số kết quả đọc sách và suy nghĩ để góp vào công trình nghiên cứu chung, chưa có tham vọng đi đến một kết luận dứt khoát hẳn. Trong vấn đề thứ hai chúng tôi có gắng phê phán, nêu ưu khuyết điểm về nội dung và hình thức tác phẩm.

Phần thứ hai là hiệu đính và chú thích.

Truyện Nhị độ mai có nhiều bản bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Bằng chữ nôm có những bản chép tay của tưgia, những bản in gổ như của các nhà quan văn đường, Tự văn đường, Đồng văn đường, Quảng thịnh hiệu v.v…Bản cũ nhất chúng tôi được biết là bản in năm Tự Đức thứ ba mươi mốt (1897), bản này hiện nay chưa tìm thấy. Bằng chữ quốc ngữ có các bản của nhà in Văn minh ở Hải Phòng (1922), của nhà in Kim Khuê ở Hải-phòng (1924), của nhà in Ngô tử Hạ ở Hà-nội (1926), của nhà xuất bản Ngày mai ở Hà-nội (1949), của nhà xuất bản Tân Việt ở Sài Gòn (1952), của nhà xuất bản Phổ Thông ở Hà –nội (1957).

Tất cả các bản đều có khác nhau ít hay nhiều. Có khi khác tiếng, khác câu, có khi khác từng đoạn bốn năm câu. Những bản chữ nôm và quốc ngữ từ 1926 về trước rất giống nhau, chỉ khác mộtsố tiếng do phiên âm sai; các bản từ 1949 lại đây giống nhau, nhưng có nhiều đoạn khác với những bản trước kia. Để tiện việc hiệu đính, chúng tôi chọn năm bản ghi hiệu A, B, C, D, E,

A : bản chữ nôm của Quan văn đường

B : bản của nhà in Ngô tử Hạ

C : bản của nhà xuất bản Ngày Mai

D : bản của nhà xuất bản Tân Việt

E : bản của nhà xuất bản Phổ Thông

Chúng tôi lấy bản chữ nôm Quan văn đường là bản cũ hơn cả làm bản chính , đem so sánh với bốn bản A, B,C, E và ghi rõ dị, đồng, khi cần thiết thì thêm ý kiến của mình.

Về chú thích chúng tôi theo mấy hướng sau:

1. chú thích điển cố không đi sâu vào chi tiết khi chi tiết không làm sáng tỏ thêm ý nghĩa câu thơ.

2. Đối với những điển tích chữ Hán mà các sách giải thích khác nhau, chúng tôi lấy theo ý nghĩa thông thường và được phổ biến nhiều nhất.

3. Những tiếng cổ nay ít dùng hoặc không dùng nữa, những tiếng địa phương chưa thông dụng toàn quốc đều có chú thích.

4. Sau khi chú thích chữ Hán, tiếng cổ mà câu thơ vẫn chưa rõ nghĩa thì chú thích luôn câu thơ.

5. Hầu hết các bản Nhị độ mai đã xuất bản lâu nay đều có những bài thơ Đường luật của các nhân vật xen vào. Đấy là những bài dịch thơ chữ Hán trong tiểu thuyết Nhị độ mai của Trung-quốc ít liên quan mật thiết với truyện nôm Nhị độ mai của ta. Để xen vào trong truyện có vẻ biến truyện nôm Nhị độ mai thành một bản dịch của cuốn tiểu thuyết Trung quốc, làm giảm tính chất dân tộc và tính chất sáng tạo của tác phẩm. Đáng ngờ là các bài thơ dịch ấy ở mọi bản đều giống nhau. Ai dịch? Tác giả Nhị độ mai dịch chăng? Trong lúc còn phân vân, chúng tôi để các bài thơ dịch ấy ở phần chú thích, xem như là một lời trích dẫn giúp hiểu thêm tâm trạng các nhân vật trong truyện.

Phần thứ ba trích lục và phiên âm ra quốc ngữ một số đoạn trong hai cuốn Nhị độ mai chữ nôm mới viết sau này, đồng thời cũng trích dịch một vài đoạn trong tiểu thuyết Nhị độ mai của Trung quốc để độc giả tham khảo.

Làm sách này chúng tôi tựxét có cố gắng, nhưng chắc còn nhiều thiếu sót. Kính mong các bạn đọc chỉ giáo.

                                                                      Hà – nội, ngày 1 tháng 5 năm 1959

                                                                                         NHÓM NGHIÊN CỨU

MỤC LỤC

Lời nói đầu

           PHẦN THỨ NHẤT

            KHẢO LUẬN VỀ NHỊ ĐỘ MAI

I.- Ba cuốn “Nhị độ mai” khác nhau

II.- Nhị độ mai có giá trị gì?

            A – Nguồn gốc

            B – Lược truyện

            C- Một xã hội xấu xa tàn bảo

            D – Tiếng nói chủa chính nghĩa

            E – Vai trò của quần chúng

            G – Phần thoái hóa trong nội dung

            H – Một vài nét về nghệ thuật

III. – Nhị độ mai ra đời lúc nào?

            Ai là tác giả?

IV.- Kết luận

                        PHẦN THỨ HAI

V.- Nhị độ mai hiệu đính và chú thích

                        PHẦN THỨ BA

VI.- Phụ lục

VII.- Sách báo tham khảo

Các sách khác thuộc Văn Hóa -Văn Học Việt Nam

Cung oán ngâm khúc
Cung oán ngâm khúc
Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
TRuyện Kiều văn xuôi dành cho người trẻ
TRuyện Kiều văn xuôi dành cho người trẻ
Thơ vịnh Kiều
Thơ vịnh Kiều
Kim Van Kieu (English Translation)
Kim Van Kieu (English Translation)
Kim Vân Kiều Tome II
Kim Vân Kiều Tome II
Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập I
Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt tập I
Hoàng Như Mai văn tập
Hoàng Như Mai văn tập
Ức Trai thi tập
Ức Trai thi tập
Kim Vân Kiều
Kim Vân Kiều
Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân Dung và Phong Cách
Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân Dung và Phong Cách