Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Bóng Hoa Đàm


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Bóng Hoa Đàm
  • Tác giả : Trúc Diệp
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 75
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 1210000009860
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

BÓNG HOA ĐÀM

Thơ TRÚC DIỆP

NXB TỔNG HỢP TP. HCM

NHÂN LẦN TÁI BẢN

Năm 2011, Phật lịch 2555

Thi phẩm Bóng Hoa Đàm của cố thi sĩ Trúc Diệp đựơc xuất bản lần đầu vào năm Tân Sửu 1961, 7 năm trước khi mất, đến nay trải qua đúng 50 năm, gia đình các con nghĩ Hòa thưọng Quán Chơn và tôi là chỗ thân tình có nhã ý cho chúng tôi biết sẽ tái bản  tập thơ này và đề nghị chúng tôi có vài lời cảm nghĩ để in kèm vào đó.

Riêng cá nhân tôi từ thuở ấu thời, tôi đã xem tác giải là bậc Huynh trưởng. Về tuổi tác tôi là ngưòi thuộc thế hệ sau; về học thuật tôi đã là độc giả ái mộ tài năng sáng tác, nghiên cứu triết học, Phật học đóng góp cho phong trào Phật học tại Huế của cố thi sĩ vào giữa thế kỷ XX; về mặt tu hành, cố thi sĩ lại là người sớm đến với đạo Phật, gia nhập cửa thiền, thọ giới với cố đại lão Hó thượng thượng Tịnh hạ Khiết trong lúc tôi đang ở tuổi đồng niên.Về sau vì nghiệp duyên, cố thi sĩ phải rời chùa để tu tại gia, vẫn với niềm tin Phật mạnh mẽ, với đức hạnh của một Phật tử thuần thành, tiếp tục viết văn, làm thơ, nghiên cứu Phật học và đều đặn tham gia các Phật sự của xã hội, của Thiền môn.

Tôi may mắn được đọc những bài thơ của cố thi sĩ được đăng rải rác trên các tạp chí Phật học thời bấy giờ. Khi thi phẩm Bóng Hoa Đàm ra mắt độc giả, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và rất tâm đắc. tôi nghĩ “Trúc Diệp có ảnh hưởng nhiều đến lòng thơ yêu thơ văn của tuổi trẻ chúng tôi và là một trong những cơ duyên thúc đẩy  đóng góp một số tác phẩm  cho văn học Phật giáo sau này”. Thật vậy, thơ ca Phật giáo hồi đó không nhiều, đọc  được một bài văn, bài thơ hay ở đâu đó cũng là quý. bấy giờ, tôi đang vào tuổi thanh niên, đang nuôi chí cầu tìm ánh sáng của đuốc tuệ, tôi cũng phân vân: “liệu tôi có thể có suốt phần đời còn lại mặc áo nâu sồng, dấn thân học đạo tu hành mà tâm hồn lắm khi vẫn gắn bó với nắng sớm mưa chiều, mây gió trăng sao…?” Thế rồi qua Thi phẩm Bóng Hoa Đàm, tôi thấy mình gần gũi với tác giả. Vài năm  sau đó, tôi được thọ Đại giới và đến nay, đường tuệ còn xa, nhưngvẫn với tình cảm đời thường còn vương vấn qua tình thương người, yêu thiên nhiên, lắm khi như muốn bám víu với các sự vật vô thường, song tôi vẫn an tâm tu tập.

37 bài thơ trong Thi phẩm Bóng Hoa Đàm, gồm những bài thơ ca ngợi Đức Phật, lòng yêu đạo, yêu thiên nhiên, thể hiện tính lạc quan, niềm hy vọng về một thành tụư viên mãn, lòng hiếu thảo, thái độ thong dong của một thiền gia và triết lý  vô thường cùng với nỗ lực đi vào, sống với, trở thành một với thực tại.

Tôi nghĩ rằng qua lần tái bản của Thi phẩm Bóng Hoa Đàm, người đọccó thể nhớ đến một thời văn học Phật giáo nửa thế kỷ trước đây, hòa điệu với tác giả, với một hồn thơ đầy tâm đạo.

Phật lịch 2555,

Chùa Linh thái, tp. HCM

Trọng hạ 2011

Hòa Thưọng Thích Trung Hậu

Trưởng Ban Văn hóa trung ương

 

MỤC LỤC

Thay lời tựa VÁI NÉT VỀ CỐ THI SĨ TRÚC DIỆP

MỘT  BỨC THƯ  Thay lời giới thiệu

TỰA

BÓNG HOA ĐÀM

THUYỀN VỀ BẾN CŨ

XUÂN KHÔNG MÙA

ĐỜI GIẢI THOÁT

DƯÓI BÓNG TỪ BI

CHIỀU

TRĂNG RẰM

THU ĐÊM

DƯÓI BÓNG TỪ QUANG

HOA

NGÀY VUI THẾ KỶ

RA ĐI

BẾN GIÁC CHIỀU THU

VỪƠN LÒNG

ĐÊM THU VÔ ĐỊNH

BÃI TRƯỜNG

LÂM-TỲ-NI

BÌNH THƯỜNG

ĐÊM MỜ

ĐỀ TẶNG

MÙA CỨU KHỔ

TỰ TÍNH

TIẾNG CHUÔNG NGÂN

RỒI ĐÂY

NHỚ MỘT ĐÊM TRĂNG

TRĂNG KHÔNG MỜ

TĨNH TỌA

TIẾNG LÒNG ĐẠO SĨ

HOÀNG HÔN

SÁM HỐI

MỘNG DU TĂNG VIỆN

HOÀI CẢM

TẶNG BIỆT

SAU BUỔI MƯA CHIỀU

NHỚ THẦY

TRIỂN VỌNG

KHÓC BẠN

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Tuổi học trò của tôi
Tuổi học trò của tôi
THƠ ĐƯỜNG
THƠ ĐƯỜNG
Văn học Thế giới Hiện đại
Văn học Thế giới Hiện đại
Sói Đồng Hoang
Sói Đồng Hoang
Những Mẩu Chuyện Đạo
Những Mẩu Chuyện Đạo
Hơi thở của Phật
Hơi thở của Phật
Nepal Hòa bình trong tầm tay
Nepal Hòa bình trong tầm tay
Nắng mới trong vườn Thiền
Nắng mới trong vườn Thiền
Phật giáo và những tản văn
Phật giáo và những tản văn
Đôi Bạn Chân Tình
Đôi Bạn Chân Tình
Ngày Lễ Hội Truyền Thống
Ngày Lễ Hội Truyền Thống
Nẻo về của ý
Nẻo về của ý