TUYỂN HOÀNG THIỆU KHANG
NXB VĂN NGHỆ TP. HCM ( 260 trang)
LỜI GIỚI THIỆU
Anh Hoàng Thiệu Khang chưa được phong giáo sư, anh cũng chưa có bằng tiến sĩ. Nhưng mặt bằng trí thức mà anh tích lũy được dẫn anh trở thành một học giả khả kính, một nhà văn hóa phương Đông.
Anh hiểu tinh tường nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, triết học, Phật học, đặc biệt là mỹ học. Ở lĩnh vực nào, anh Khang cũng đi tới tận cùng và tìm trong sâu xa những vấn đề khai thông cho mình một dòng chảy riêng biệt, dòng chảy “của Hoàng Thiệu Khang”, dòng chảy của một tri thức uyên thâm luôn tìm tòi, cảm nhận và suy tưởng.
Anh viết không nhiều, nhưng mỗi dòng chữ của anh đều được chắt lọc từ một hệ thống tư duy thông thái của riêng anh, từ những suy nghĩ rất sâu, rất chín. Nhiều những nhận định nung nấu trong anh, nhưng anh chỉ cầm bút khi những nung nấu thật chín. Và điều này đã cho phép anh tyranh1 được những hời hợt, những khoa trương, rối rắm hoặc giả tạo.
Anh viết không dễ dãi và người đọc anh cũng không dễ dãi mà tìm gặp anh những ý tưởng sâu xa, những triết lý nhân sinh, những nét đẹp thâm thúy, nhuần nhị…Không ít người khó chịu, hoặc không đọc nổi Hoàng thiệu Khang chính vì những con người ấy chưa dám vượt qua cái tư duy dễ dãi của chính mình.
Hạnh phúc của Hoàng Thiệu Khang là sáng tạo. Anh sợ những lối mòn. Anh căm thù những con chữ vô hồn. Mỗi trang viết của anh mang đậm tâm hồn anh, tâm hồn một nghệ sĩ tài hoa. Nét tài hoa này thường bàng bạc trong cách sống đời thường của anh, trong lối giao tiếp bạn bè, trong phong cách giảng dạy, thuyết trình trước công chúng…
Không ít lần bạn bè có cảm giác sợ hãi khi anh đi chênh vênh trên một sợi dây, bên này là vực, bên kia là núi. Nhưng rồi lần nào anh cũng vượt qua cái chênh vênh ấy trong sự mừng vui ngập tràn hạnh phúc thỏa mãn của bạn bè, của công chúng của độc giả ‘cảm nhận’ được ‘suy tưởng’ của anh. Và tôi cũng nghĩ đấy là kết quả của mặt bằng trí thức mà anh đã vun đắp được suốt nhiều năm để nâng cho tài hoa anh thăng hoa.
rất tiếc anh đã ra đi đột ngột mang theo cùng những dự định thật đẹp đẽ mà anh ôm ấp từ lâu. Bạn bè thân quý cùng chị Thanh, người vợ hiền lành phúc hậu của anh, đành phải lục lại trong ngổn ngang những chồng chồng tư liệu, sách vở của anh tìm lại những gì anh đã để lại, chọn thành một tuyển tập - Tuyển tập Hoàng Thiệu Khang. Và tất cả chúng tôi đều nghĩ, đây không chỉ là một hiện diện của một cây bút tài hoa mà chắc chắn rằng những trang viết của Hoàng Thiệu Khang sẽ giúp cho bạn đọc tìm thấy một phương pháp tư duy độc lập, một cách nhìn, cách nghĩ mới mẻ, táo bạo mà ít khi rơi vào cực đoan. Và đấy chính là ý tưởng đẹp đẽ mà Hoàng Thiệu Khang khao khát và suốt đời gieo trồng.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những gì tinh túy nhất của Hoàng Thiệu Khang và mong độc giả thông cảm bỏ qua cho những sơ suất mà phần lớn chắc chắn thuộc về chúng tôi, những người thực hiện cuốn sách này.
HOÀNG LẠI GIANG
Tp. HCM 20-05-2001
MỤC LỤC
lời cám ơn
Lời giới thiệu (Hoàng Lại Giang)
Giọt nước cành sen
Đi giữa đường thơm
Mùa xuân, thời gian minh triết
Mở lòng, đọc Giác Hải Thiền Sư
Kỷ niệm tuổi trẻ với Đạo đức kinh
Đọc “Thu Vịnh” của Nguyễn Khuyến
“Nghĩ về thơ” Chế lan Viên
“Sông lắp” của Tú Xương
Thi pháp Nguyễn Duy trong “Về”
thẩm mỹ vô ngã hiện hữu trong kinh Pháp Cú
Cảm hứng triết học từ một cành hoa rơi
Siddhattha phủ định biện chứng Bà La Môn
“Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi”?
Giáo dục thẩm mỹ bài thứ nhất
Dòng thẩm mỹ “Tràng Giang” của Huy Cận
Chúng ta - hôm nay đọc Dostoievski – hôm qua
Tiếp nhận thẩm mỹ nhân cách Nguyễn Đình Chiểu
Đọc “Tống Biệt hành” của Thâm Tâm
Điểm thơ tình thời chiến
Mối tình Thị Nở - Chí phèo: trần trụi và lãng mạng
chủ thể thẩm mỹ - chủ thể sáng tạo nghệ thuật
Hoạt động giác quan của chủ thể sáng tạo nghệ thuật
Hứng sáng tạo - khoảnh khắc và quá trình tâm lý kỳ diệu
Tiếp cận mỹ học những tư tưởng chiến lược về thanh niên của Hồ Chủ Tịch
Thơ (từ 1981-1983)
Trở lại những bài thơ ( Thu Bồn giới thiệu)
Lá nắng
Khoảnh khắc màu đen
Nghĩ thêm về thơ
Chiều 18-10
Nhạc (Trịnh Công Sơn và Bảo Phúc chọn)
Tristesse (1960)
Tôi yêu tiếng nước tôi (1960)
Biển lạnh (1962)
Tình ca quên lãng (1962)
PHỤ LỤC
Nghìn thu ra đi nghìn thu ở lại (Trịnh Công Sơn)
Đôi điều suy nghĩ về Hoàng Thiệu Khang (Gs Tương Lai)
Khang, bạn tôi (Gs Nguyễn Đình Chi)
Về cảm nhận và suy tưởng ( Huỳnh Như Phương)
Khóc bạn (Tôn Gia Các)
Một thoáng suy niệm về nhà mỹ học tài hoa - Phật tử Hoàng Thiệu Khang (Kế Mộng)
Ngàn thu vĩnh biệt thầy Hoàng Thiệu Khang -Trần Quê Hương
Những kỷ niệm về thầy Hoàng Thiệu Khang (Đinh Văn Niêm)
Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi (lê Thiếu Nhơn)
Cảm nhận và suy tưởng (Trần Thế Tuyển)
Thầy đưa chúng tôi tới cái đẹp (Nguyễn Thị Minh Trang)